Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19

SVVN - Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH Đào Ngọc Dung và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đều nhất trí: Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế tổn thất nặng nề, tình trạng phá sản, thất nghiệp đáng báo động… tuy nhiên, cũng tạo ra một cú hích, thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp.

Khởi nghiệp – cơ hội dành cho người trẻ sau khủng hoảng

Tại Lễ phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp 2020 - Startup Kite 2020”, do Cao đẳng FPT Polytechnic đăng cai tổ chức ngày 28/5, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH chia sẻ: Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, COVID-19 đang khiến khoảng 670.000 người rơi vào tình trạng giãn việc, ngưng việc, thiếu việc và thất nghiệp.

Lần đầu tiên, Chính phủ đưa ra gói trợ giúp xã hội kịp thời và có hiệu quả tức thì. Tuy vậy, theo Bộ trưởng, đây cũng chỉ là những giải pháp có tính chất hỗ trợ, gốc rễ lâu dài chính là tạo cho các doanh nghiệp từng bước tái trở lại thị trường. Với ý nghĩa như vậy, Bộ trưởng đánh giá cao ý nghĩa của cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020". Qua đó, tiến tới Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân lập nghiệp. Con đường lập thân lập nghiệp tốt nhất của mỗi người là chọn cho mình một ngành học, một lĩnh vực, một ngành nghề, phù hợp để lập thân và thông qua lập thân ấy để kiến quốc”.

Bộ trưởng cho rằng, chưa bao giờ giáo dục nghề nghiệp mạnh như bây giờ. 1954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm, gắn với đầu ra, gắn với dự báo cung cầu nhân lực và cả hợp tác quốc tế. Với nền tảng giáo dục nghề nghiệp ngày càng vững mạnh, việc tổ chức cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" sẽ tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp thể hiện bản thân, những ý tưởng, sáng kiến dù nhỏ nhưng sẽ là đốm lửa sáng trong tương lai.

Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19 ảnh 1 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khuyến khích sinh viên giáo dục nghề nghiệp khởi sự doanh nghiệp của riêng mình.
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình (đại diện Ban cố vấn cuộc thi "Startup Kite") cho rằng: “Dịch COVID-19 đã khiến thế giới thay đổi. Do đó, học sinh, sinh viên phải đặt mình vào tư thế tạo ra công ăn việc làm cho chính mình, thay vì khái niệm đi xin việc... Các cơ sở giáo dục phải làm sao cho học sinh của chúng ta ra trường phải là những người sáng tạo, nếu không sáng tạo thì robot sẽ thay thế. Trong tương lai, chúng ta sẽ sống chung với robot cho nên nhà trường phải tập trung đào tạo để ra được bạn có tư duy sáng tạo có những kỹ năng mềm mà sẽ đi với các bạn đến suốt cả cuộc đời”.
Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19 ảnh 2 Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT nhấn mạnh về việc các cơ sở giáo dục cần chủ động khuyến khích sinh viên khởi nghiệp.

Trách nhiệm của các đơn vị nghề giáo dục nghề nghiệp

Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm của đơn vị giáo dục trong việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của người trẻ.

Trước hết, nhà trường cần trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế, những kỹ năng mềm, tăng cường tiếp xúc doanh nghiệp. Thứ hai, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng công tác tư tưởng, truyền thông cho sinh viên. Thứ ba, cần biến mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một môi trường khởi nghiệp, có cán bộ tư vấn, hình thành những câu lạc bộ khởi nghiệp hoặc trung tâm khởi nghiệp; xây dựng chương trình kết nối với các doanh nghiệp, các tổ chức thanh niên để tạo ra những sân chơi khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp…

Theo ông Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnic, trong suốt 10 năm thành lập, FPT Polytechnic đã có những tấm gương sinh viên khởi nghiệp. Điều này này bắt nguồn từ chính triết lý “Thực học - Thực nghiệp" của nhà trường. Sinh viên học tập theo phương pháp học tập tích hợp, hơn 70% thời lượng học là thực hành. Sinh viên học những gì doanh nghiệp cần, học qua dự án, thầy cô chính là những chuyên gia dẫn dắt, tham quan - phỏng vấn với doanh nghiệp… Việc tiếp cận thực tế, tiếp xúc doanh nghiệp chính là môi trường để những ý tưởng khởi nghiệp ra đời, rút ngắn khoảng cách từ ý tưởng đến thực tế.

Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19 ảnh 3 Sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic được đào tạo môn khởi sự doanh nghiệp ngay khi còn đang theo học tại trường.

Để thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp, mỗi cơ sở đào tạo cần giúp sinh viên hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về vấn đề này. “Nhiều sinh viên FPT Polytechnic đã thành công trong việc khởi nghiệp. Nhà trường cũng đưa vào chương trình đào tạo chính khóa bộ môn Khởi sự doanh nghiệp và các bạn sinh viên được học về luật kinh tế, quản lý tài sản, lập kế hoạch kinh doanh… đây là những nền tảng giúp sinh viên triển khai những dự án khởi nghiệp, chinh phục cơ hội nghề nghiệp của bản thân", ông Vũ Chí Thành cho biết.

Hưởng ứng cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp 2020", Cao đẳng FPT Polytechnic là đơn vị đăng cai tổ chức lễ phát động và sẵn sàng kêu gọi sinh viên gửi hồ sơ tham dự cuộc thi, tư vấn hỗ trợ sinh viên hoàn thiện dự án để dự thi.

Đây sẽ là cơ hội để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh; thúc đẩy việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị trong nhà trường vào cuộc sống; đồng thời kết nối các dự án có tính khả thi cao với các nhà đầu tư.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

SVVN - Trong chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", tháng 9/2023, với chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm”, do HĐND TP. HCM vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM cho biết, thực tế hiện nay, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng học nghề là con đường của những người học kém, không thể vào đại học.
Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

SVVN - Theo quy định của Bộ GD - ĐT, từ ngày 24/8 đến 17h ngày 8/9/2023, tất cả thí sinh trúng tuyển đại học phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Những thí sinh không hoàn thành xác nhận trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển ở các trường.
Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

SVVN - Từ sáng 5/9, không khí đón tân sinh viên ở nhiều trường đại học tại TP. HCM đã bắt đầu náo nhiệt. Đông đảo tân sinh viên và phụ huynh đã có mặt tại trường từ sớm để hoàn thành thủ tục, với niềm hân hoan nhưng cũng còn không ít sự lo lắng.
Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

SVVN - Tranh thủ những ngày nghỉ lễ, nhiều tân sinh viên đã gấp rút về các trường đại học ở TP. HCM để làm thủ tục nhập học và tìm kiếm phòng trọ cho mình. Nhiều trường cũng đã sẵn sàng các phương án để đón tân sinh viên nhập học.