Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn

TPO - “Ấn tượng đầu tiên của em về GS.TS Trần Thiết Sơn là bác sĩ có gương mặt hiền từ, cách nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn. Em thực sự ngỡ ngàng khi ngồi đối diện với mình bây giờ là người dành 1/3 thời gian của mình để rong ruổi khắp mọi miền đất nước, thực hiện các ca mổ miễn phí mang đến cho bệnh nhân một hi vọng và tương lai mới”- thí sinh Nguyễn Thị Thu Phương (SBD 433) chia sẻ.
Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 1

Nhóm thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2020 thực hiện dự án nhân ái “Thắp lên hi vọng” gồm các thành viên: Kim Trà My (SBD: 012), Phạm Thị Ngọc Ánh (SBD: 322), Nguyễn Thị Thu Phương (SBD: 433), Nguyễn Hà My (SBD: 335), Nguyễn Huỳnh Diệu Linh (SBD: 408). Đối với dự án này, các thí sinh có cơ hội được biết về hành trình 20 năm thực hiện những ca mổ miễn phí cho các bệnh nhân dị tật trên khắp nước của GS.TS Trần Thiết Sơn.

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 2

Thí sinh Nguyễn Hà My (SBD 335) bộc bạch: “Chúng tôi thật may mắn khi được tìm hiểu về 1 con người đáng kính như vậy. Qua hình ảnh của bác sĩ Trần Thiết Sơn, chúng tôi tự cảm thấy rằng mình cần phải cố gắng thật nhiều, cống hiến thật nhiều để góp 1 phần công sức nhỏ bé làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn”.

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 3

“Chúng em rất vinh dự khi thực hiện một dự án về ngành y ở một trong những cái nôi đào tạo biết bao lương y cho đất nước là đại học Y Hà Nội. Đặc biệt hơn khi đây cũng là nơi đào tạo ra vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đã có hơn 20 năm gắn bó với ngành. Hơn một trách nhiệm, nó còn là đam mê, là cái tâm với nghề như chính những người học trò, đồng nghiệp nhận xét về bác. Bác sĩ Sơn đã dành cả thanh xuân và cuộc đời mình cho hoạt động thiện nguyện cứu giúp những cuộc đời không may bị khiếm khuyết. Em hi vọng rằng, dự án Thắp lên Hi vọng còn có thể lan tỏa được nhiều hơn nữa. Để nhiều bệnh nhân biết đến bác sĩ, và các bác sĩ có thể biết đến nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn để giúp đỡ họ”- thí sinh Phạm Thị Ngọc Ánh chia sẻ.

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 4

Là một trong nhóm 5 thí sinh thực hiện dự án, Nguyễn Huỳnh Diệu Linh không khỏi trăn trở trước những mảnh đời mà cô được chứng kiến và tiếp xúc. “Họ là cô gái 22 tuổi bị hủy hoại toàn bộ gương mặt bởi người chồng vũ phu hay cô gái từ nhỏ lớn lên không lành lặn chỉ vì sơ suất của bác sĩ điều trị vết bớt đỏ trên mặt… Tất cả như hiển hiện, cứ trở đi trở lại khiến em không nguôi. Từ đó, em khâm phục hơn hành động của GS.TS Trần Thiết Sơn. Nếu nói họ được sinh ra lần thứ hai sau mỗi cuộc “phù phép” của bác sĩ cũng không sai”- Diệu Linh nói.

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 5

GSTS Trần Thiết Sơn thăm khám cho bệnh nhân trước những ca phẫu thuật, chỉnh hình. 

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 6
Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 7

Sau 2 ngày trò chuyện và cùng với GSTS Trần Thiết Sơn, những cô gái của HHVN 2020 đã lên kế hoạch tổ chưc một buổi giao lưu, gặp gỡ mang tên: Tri ân bác sĩ Sơn. 

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 8

Những bệnh nhân dành rất nhiều lời cảm ơn cho bác sĩ Sơn - người đã giúp họ thay đổi cuộc đời hoặc tìm thấy ánh sáng hi vọng mới. 

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 9
 
Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 10

Các cô gái thức tới 2-3h sáng để tự tay chuẩn bị những món quà nhỏ, vẽ tranh dành tặng những bệnh nhân của bác sĩ Sơn. 

Thí sinh HHVN xúc động trước hành trình 20 năm ‘Thắp lên hi vọng’ của GSTS Trần Thiết Sơn ảnh 11

Kết thúc hành trình nhân ái, thí sinh Kim Trà My (SBD 012) nhắn nhủ: “Cơ hội tham gia hành trình nhân ái của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 đã khiến em trưởng thành hơn rất nhiều. 3 ngày là một khoảng thời gian không dài nhưng lại để lại trong em vô vàn cảm xúc. Bản thân em cảm thấy vô cùng may mắn vì được tạo hóa ban tặng cho một ngoại hình xinh đẹp, môt cuộc sống đủ đầy. Tuy nhiên, khi được gặp bác sĩ Sơn, nghe bác kể về những ca bệnh của mình, em nhận ra rằng, mình không thể coi những hạnh phúc mình có là điều đương nhiên mà phải có trách nhiệm với nó. Bên ngoài cuộc sống kia, còn nhiều mảnh đời bất hạnh, khó khăn, cơ cực. Là một người được hưởng sự may mắn, mình phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ, san sẻ với họ. Hành trình này cũng tiếp cho em thêm rất nhiều niềm tin. Thì ra hạnh phúc đơn giản là vậy. Hạnh phúc chính là làm người khác hạnh phúc”. 

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.