Thi tốt nghiệp THPT 2021: Phòng gian lận bằng thiết bị công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
Thí sinh ở Hà Nội thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: Như Ý
Thí sinh ở Hà Nội thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: Như Ý
TP - Hôm qua, Thứ trưởng Bộ GD&ÐT Hoàng Minh Sơn có buổi kiểm tra trực tuyến công tác tổ chức thi với 8 tỉnh, thành phố Nam Trung bộ. Ông lưu ý, cần xây dựng phương án với nhiều kịch bản khác nhau nhằm ứng phó kịp thời các tình huống phát sinh.

Trong số 8 địa phương Nam Trung bộ, 6 tỉnh, thành phố đã quyết định phương án tổ chức kỳ thi (3 địa phương thi đợt 1 và 3 địa phương thi cả hai đợt), 2 tỉnh chưa đưa ra lựa chọn cuối cùng vì phụ thuộc tình hình dịch COVID-19.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết đã có văn bản xin ý kiến Bộ GD&ĐT để tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 một đợt vào ngày 7-8/7 tới. Toàn thành phố có 12.716 thí sinh dự thi ở 31 điểm thi, 550 phòng thi với 3.650 cán bộ, giáo viên, các lực lượng liên quan làm công tác thi. Tại mỗi điểm thi đều bổ sung cán bộ coi thi đảm bảo dự phòng tình huống đột xuất. Ngoài ra, toàn thành phố dự phòng thêm 700 cán bộ, giáo viên để kịp thời hỗ trợ xử lý những tình huống phát sinh hoặc phục vụ những điểm thi mới do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trong 31 điểm thi, có 1 điểm thi dành cho thí sinh F1, F2 và thí sinh trong vùng cách ly dự thi. Trong điểm thi, thí sinh F1 được bố trí thi một khu, thí sinh F2 và thí sinh vùng cách ly thi ở một khu khác. Mỗi phòng thi không quá 12 thí sinh. Thí sinh được hỗ trợ ăn trưa, nước uống tại điểm thi nếu không có nhu cầu về nhà. Đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho hay, bài thi và hồ sơ thi ở điểm thi đặc biệt này trước khi đưa vào cất giữ sau mỗi buổi thi sẽ được khử khuẩn bằng máy chuyên dụng của ngành công an. Các bài thi của thí sinh không thuộc diện F cũng sẽ được khử khuẩn trước khi chuyển cho ban làm phách.

18.328 học sinh lớp 12 liên quan COVID-19

Theo Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ÐT, tính đến 17 giờ ngày 30/6, toàn quốc có 1.150 học sinh lớp 12 chuẩn bị dự thi tốt nghiệp THPT liên quan F0, F1, F2. Ngoài ra, có 17.178 em thuộc diện đang trong khu vực phong tỏa, cách ly. Nhưng vậy, tổng số học sinh liên quan COVID-19 hiện là 18.328 em. Cụ thể, có 33 thí sinh thuộc nhóm đối tượng F0, 270 thí sinh F1 và 847 thí sinh F2. Trong đó, TPHCM có số thí sinh F0, F1, F2 nhiều nhất, lần lượt là 16, 61 và 215. Có 17.178 thí sinh thuộc 26 tỉnh, thành phố đang trong khu vực phong tỏa, cách ly, nhiều nhất là tỉnh Phú Yên với 5.215 em.

Bộ GD&ÐT cho biết, từ nay đến kỳ thi, các địa phương vẫn tiếp tục rà soát số lượng thí sinh liên quan COVID-19 để không có thí sinh thuộc F0, F1, F2 và thí sinh trong khu vực phong tỏa dự thi.

Hà Linh

Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cho biết, tỉnh này có 1.284 học sinh dự thi đợt 2; số thí sinh thi đợt 1 vẫn còn biến động vì phụ thuộc tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Quảng Ngãi đã quyết định không tổ chức thi tất cả các điểm thi dự kiến trước đó ở thị xã Đức Phổ. Địa bàn này có 1.265/1.284 thí sinh thi đợt 2. Giáo viên có hộ khẩu thường trú tại đây dự kiến tham gia công tác coi thi sẽ được thay thế toàn bộ. Hiện tại có một vấn đề phát sinh là trong số thầy cô giáo tham gia in sao đề thi có 1 người là F2. Nếu F1 thành F0 thì việc in sao đề thi của Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn vì sẽ phải cách ly tại chỗ toàn bộ đội ngũ này để đưa đội ngũ dự phòng vào thay thế.

Bình Dương và Phú Yên là hai địa phương đang có diễn biến dịch phức tạp. Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho hay, đã đề xuất cho học sinh và giáo viên tham gia kỳ thi được xét nghiệm COVID-19 trước kỳ thi. UBND tỉnh Phú Yên đang cân nhắc đề xuất của Sở; ngày 4/7 sẽ có quyết định phương án tổ chức kỳ thi. Năm nay, Bình Dương có 13.611 thí sinh dự thi ở 25 điểm thi, trong đó 1 điểm thi bị phong tỏa và đã được tỉnh kịp thời chuyển sang địa điểm mới. Bình Dương đang chờ quyết định vào ngày 4/7 của UBND tỉnh để biết có tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 hay không.

Dự kiến phương án xét tuyển 1 lần

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá cao sự chuẩn bị tích cực của các địa phương. Theo ông Sơn, trong bối cảnh của một năm đặc biệt, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, ưu tiên số một phải là đảm bảo an toàn.

Ông lưu ý, từ nay đến khi kỳ thi diễn ra, các địa phương cần rà soát lại kế hoạch tổ chức kỳ thi, đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cần thiết trong coi thi, chấm thi. Đặc biệt, cần xây dựng phương án với nhiều kịch bản khác nhau nhằm ứng phó kịp thời các tình huống phát sinh. Ngoài ra, cần đề phòng gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.

Riêng về xét tuyển đại học, Bộ GD&ĐT đã dự kiến phương án xét tuyển 1 lần cho cả 2 đợt thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo quyền lợi và sự công bằng. Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn khiến cho khoảng cách thi đợt 2 với đợt 1 quá xa, Bộ sẽ có hướng dẫn trong công tác tuyển sinh; đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.