‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sau khi nhận được lời kêu gọi các trường y dược hỗ trợ nhân lực phòng, chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang của Bộ trưởng Bộ Y tế, Trần Diệu Linh sinh viên năm hai, lớp XN12A, khoa Xét nghiệm, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã là một trong những sinh viên – thanh niên xung phong đầu tiên lên đường hỗ trợ Bắc Giang chống dịch.

Chia sẻ với phóng viên của Sinh Viên Việt Nam bằng hình thức phỏng vấn trực tuyến, Diệu Linh không giấu được biểu cảm xúc động sau một quãng thời gian cố gắng hết sức mình, rời xa trường học, rời xa gia đình lên Bắc Giang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 1

Vẻ đẹp trong sáng của nữ sinh trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Diệu Linh cùng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên tình nguyện trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã có mặt để chi viện cho Bắc Giang từ khi nào?

Mình cùng 3 thầy cô giáo trong khoa Xét nghiệm và các anh chị, các bạn cùng trường đã tự nguyện lên để hỗ trợ Bắc Giang từ ngày 16/5 vừa qua. Đoàn chúng mình có tất cả 215 người, tính đến giờ cũng đã trải qua hơn 2 tuần làm việc hết sức tại tâm dịch. Dù có nhiều công việc riêng, thời tiết nắng nóng khó đảm bảo được sức khỏe nhưng chúng mình vẫn luôn cố gắng cùng Bắc Giang chiến đấu phòng chống COVID-19 đến cùng.

Vì thực hiện nghiêm ngặt các bước sát khuẩn, bảo hộ trước khi tiếp xúc với người dân nên tới giờ sức khỏe cuả mình vẫn rất ổn định. Ngoài ra, trong quá trình hỗ trợ Bắc Giang, đoàn mình còn được Ban Giám hiệu trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương lên tận nơi động viên, khích lệ tinh thần nên mọi người rất phấn khởi và tràn đầy nhiệt huyết với công việc.

‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 2

Đoàn hỗ trợ Bắc Giang phòng chống dịch bệnh COVID-19 của trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 3

Hình ảnh Diệu Linh xung phong đi hỗ trợ Bắc Giang chống dịch khi vừa tham gia hiến máu tình nguyện (tay phải của Diệu Linh vẫn còn dán băng cá nhân).

Diệu Linh và các thầy cô giáo, các bạn sinh viên được sắp xếp nghỉ ngơi, sinh hoạt như thế nào sau mỗi ngày làm nhiệm vụ?

Chúng mình được nghỉ ngơi và sinh hoạt trong trường Mầm non Thu Hương tại Dĩnh Kế, Bắc Giang. Điều kiện ở đây rất tốt, không gian sạch sẽ, thoáng mát, mình được ăn uống đầy đủ chất và được các bạn tình nguyện viên tại địa phương hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều. Nhớ hôm đầu đi lấy mẫu xét nghiệm về, do đông người nên hết nước tắm giặt, ngay ngày hôm sau bọn mình được lắp thêm téc nước và sắp xếp nhiều phòng tắm, chỗ giặt mới để đảm bảo sinh hoạt cá nhân của mọi người. Được chính quyền tại đây quan tâm rất nhiều nên mình càng cảm thấy vui, tự hào và muốn cố gắng thật nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho Bắc Giang.

Mỗi ngày Diệu Linh có thể lấy được bao nhiêu mẫu xét nghiệm và thời gian làm việc của các bạn được phân chia như thế nào?

Số lượng mẫu xét nghiệm phải tuỳ thuộc vào số người dân đến lấy mẫu. Mình nhớ có một hôm nhóm mình chỉ có hai người nhưng trong một buổi sáng đã lấy được 313 mẫu xét nghiệm, đây cũng là một con số đáng tự hào đối với chúng mình khi đã góp một phần sức lực vào công tác phòng chống dịch tại Bắc Giang cũng như Việt Nam.

Chúng mình được chia ca để làm việc. Cứ một ngày đi lấy mẫu xét nghiệm thì lại có một ngày được ở nhà nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe cho tất cả mọi người, mà vẫn đảm bảo được quân số tham gia phòng chống dịch. Trong thời gian tham gia, nếu cảm thấy mệt mỏi có thể xin nghỉ để bảo vệ sức khỏe.

‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 4
‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 5
‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 6

Công việc hàng ngày của 'những thiên thần áo trắng' xung phong đi vào tâm dịch.

Trong khoảng thời gian chi viện cho Bắc Giang vừa qua, kỷ niệm nào khiến bạn nhớ nhất?

Chúng mình vẫn được mọi người khen rằng sinh viên HMTU là khỏe nhất, kiên cường nhất, mạnh mẽ nhất. Nhưng có một hôm do trời nắng gắt, bạn mình bị say nắng và ngất xỉu. Dưới thời tiết khắc nghiệt như hiện tại, lại phải mặc quần áo bảo hộ kín trong môi trường có khả năng lây nhiễm COVID-19 cao khiến mình cảm thấy khá lo sợ về sức khỏe của bản thân. Nhưng với tâm thế không bao giờ nản, nhớ lời thầy cô dặn “nếu cảm thấy không khoẻ có thể tạm nghỉ để đảm bảo sức khoẻ, giúp dân là tốt nhưng sức khoẻ của mình vẫn phải trên hết” cùng với lời động viên từ nhà trường, gia đình và cán bộ tại Bắc Giang, mình cũng như các bạn sinh viên khác ngay lập tức lấy lại được tinh thần chiến đấu vì nhân dân, vì tổ quốc từ những ngày đầu tiên xung phong đi vào tâm dịch.

Ngoài ra, có một kỷ niệm mà mình sẽ nhớ mãi trong chuyến ‘thực tập’ lần này. Do mặc đồ bảo hộ kín nên khi mình nói người ngoài nghe sẽ rất nhỏ. Hôm ấy có một bà cũng lớn tuổi tới lấy mẫu xét nghiệm, mình có hỏi bà số điện thoại nhưng do bà bị lãng tai nên không nghe được. Mình có nói to lên để bà nghe thấy, thì một bác phía trên không hiểu lại nhầm tưởng rằng mình quát bà nên có nói mình khá nặng nề. Khi đó mình không biết phải giải thích cho bác như thế nào, cộng thêm thời tiết nắng nóng, mình rất mệt nên mình đã òa khóc ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nhưng cũng có rất nhiều những niềm vui khi tới Bắc Giang. Tại đây, chúng mình được thực hiện quyền lợi của công dân khi tham gia bầu cử, người dân ở đây cũng rất nhiệt tình, tận tụy. Như ở Quang Biểu, thấy chúng mình làm việc vất vả, các cô, các bác mang nước mát, sữa mời chúng mình uống, nhưng tiếc rằng do đang làm nhiệm vụ nên mình không dùng được. Những lúc như thế, mình cảm thấy như được tiếp thêm sức lực, thấy khỏe hơn rất nhiều cho dù đã đứng dưới thời tiết nắng nóng với bộ đồ bảo hộ cả một ngày dài.

‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 7
‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 8
Giây phút thư giãn cùng bạn bè sau những ngày làm việc vất vả dưới trời nắng nóng của Diệu Linh.

Diệu Linh có lời chia sẻ gì cho người dân Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng trong thời kỳ cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh?

Mình rất mong muốn không chỉ người dân Bắc Giang, người dân Việt Nam mà tất cả mọi người trên toàn thế giới sẽ sớm chiến thắng đại dịch COVID, sớm ổn định lại cuộc sống. Để làm được điều đó, mọi người hay cùng nhau tự giác bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh bằng cách tìm hiểu thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp, làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh COVID-19 nhé! Chúc mọi người luôn có sức khỏe và tinh thần lạc quan để cùng nhau chiến thắng đại dịch.

‘Thiên thần áo trắng’ trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện lên Bắc Giang chi viện ảnh 9

Cùng chúc cho Diệu Linh và các bạn sinh viên tình nguyện, các cán bộ y tế, những người đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 luôn có sức khỏe để cùng nhân dân vượt qua đại dịch nhé!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Ngoại giao tài sắc vẹn toàn từng đăng quang Nữ hoàng trang sức Việt Nam

Nữ sinh Ngoại giao tài sắc vẹn toàn từng đăng quang Nữ hoàng trang sức Việt Nam

SVVN - Đăng quang ngôi vị Nữ hoàng Trang sức Việt Nam 2022 khi mới 18 tuổi, Nguyễn Hoàng Yến hiện đang là sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao. Không chỉ duyên dáng, đa tài, nữ sinh gốc Quảng Ninh còn sở hữu một loạt thành tích khủng trong học tập và các phong trào hoạt động Đoàn - Đội, hoạt động xã hội.
Chọn chữ Tâm làm kim chỉ nam trong cuộc sống

Chọn chữ Tâm làm kim chỉ nam trong cuộc sống

SVVN - Phạm Quốc Anh (sinh năm 2003) quê thôn Mạc Xá, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đang là sinh viên năm thứ 2 của trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương. Quốc Anh là thủ khoa của kỳ thi tuyển chọn vào lớp chất lượng cao của trường. Chàng trai này đang là trưởng câu lạc bộ tin học, ủy viên ban chấp hành Đoàn trường. 
Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

SVVN - Là Phó bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, được nhận khen thưởng của Khối Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch, Đức Nguyên – sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình mong muốn bên cạnh niềm đam mê nghệ thuật có thể cống hiến sức trẻ thật có ích.
Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

SVVN - Nhiệt tình, cởi mở và luôn sẵn sàng chia sẻ về tình yêu đối với tranh biện, đó là những ấn tượng đầu tiên về Lê Bá Ngọc Khánh, chàng sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính tiên tiến, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Được biết đến với danh hiệu Quán quân cuộc thi tranh biện “Trường Teen” năm 2018, đến nay, Khánh đã và đang trong hành trình truyền tình yêu bộ môn này tới giới trẻ, cùng những đêm trắng “miệt mài” cùng tranh biện.
Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

SVVN - Nguyễn Kiều Trang (sinh năm 2002) là sinh viên năm 3 ngành Cử nhân Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội. Cô nàng gen Z xinh xắn được biết đến là cô gái đảm đang, khéo léo và hiện đang là gương mặt “đắt show” cho nhiều studio trang điểm cũng như các shop thời trang.
Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

SVVN - Huỳnh Thị Kiều Nhi (sinh năm 2001) là sinh viên năm tư, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học KHXH&NV -ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm đại học, Nhi từng đạt danh hiệu Hoa Trạng Nguyên 2019, Sinh viên 5 tốt cấp Liên chi hội; Chi hội trưởng xuất sắc khoa Ngữ văn Anh. Hiện tại, cô bạn đã là giáo viên tiếng Anh ở nhiều cơ sở giáo dục. Những thành quả ở tuổi 22 kể trên chính là thành quả của một hành trình “tôi đi tìm tôi” bền bỉ trên từng chặng đường trưởng thành.