Thời nay, người trẻ tiếp nhận nghệ thuật như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Chuỗi thảo luận 'cộng đồng Z(i) chuyển' là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của TEDx HCMUSSH 2022. Đây là nơi các bạn trẻ thảo luận về các vấn đề như: khoảng cách gia đình, người trẻ dẫn dắt hay bị dẫn dắt, sự đa nhiệm trong thời đại chuyển đổi… Ở buổi thảo luận "Đằng sau 'hay' và 'dở'" vừa diễn ra, các bạn đã chia sẻ góc nhìn về cách tiếp nhận nghệ thuật trong thời đại chuyển đổi số.

Chấp nhận sự đa dạng trong nghệ thuật

Chương trình được chia làm 3 phần, bao gồm: Nhiếp ảnh, Sáng tác và Điện ảnh. Ở phần đầu, các bạn đã giao lưu cùng nhiếp ảnh gia Kỳ Quan (24 tuổi), tác giả của hai bộ ảnh Angel (Thiên thần) và Lân Quyền.

Vấn đề được đặt ra trong phần này là tiêu chuẩn của một tác phẩm đẹp. Đối với nhiếp ảnh gia Kỳ Quan, một tác phẩm đẹp đối với ảnh quan trọng là ở điểm nhìn. Nếu một tác phẩm có một điểm đặc biệt bắt mắt người xem thì đó là một tác phẩm đẹp.

Thời nay, người trẻ tiếp nhận nghệ thuật như thế nào? ảnh 1

Buổi thảo luận diễn ra ở Trung tâm Tiếp cận đại học (UAC). (Ảnh: Bình Nghi)

Theo bạn Tường Vân (19 tuổi, sống tại TP. Thủ Đức), mọi người có thể có nhiều góc nhìn về một tác phẩm nhưng cái đẹp có tính khách quan của nó. Nỗ lực của nghệ sĩ trong việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật phải ngang với nỗ lực thể hiện cái đẹp của tác phẩm đó. Có như vậy thì họ mới tạo ra một tác phẩm đẹp.

Cách tiếp nhận một tác phẩm nghệ thuật cũng là vấn đề được các bạn trẻ tham dự bàn luận. Theo một số bạn, trước khi một tác phẩm đẹp được hình thành thì tác phẩm đó phải "đúng". Nghĩa là tác phẩm phải tuân thủ những tiêu chuẩn của nơi mà tác phẩm được tạo ra.

Với bạn Minh Thy (19 tuổi, sống tại Q. 1), việc tiếp nhận nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người: “Nếu bạn cảm thấy nghệ thuật của mình là 'đúng' mà người khác không đồng ý thì cũng không sao. Mỗi người đều có tiêu chuẩn riêng về cái đẹp và xứng đáng được tôn trọng”.

Thời nay, người trẻ tiếp nhận nghệ thuật như thế nào? ảnh 2

Người tham dự đã thảo luận về cách tiếp nhận nghệ thuật trong thời đại chuyển đổi. (Ảnh: Bình Nghi)

Cuối cùng, mọi người đã thống nhất rằng, mỗi tác phẩm đều có giá trị và câu chuyện của riêng nó. Chúng ta nên tôn trọng sự đa dạng của các tác phẩm khi tiếp nhận nghệ thuật trong thời đại chuyển đổi số.

“Âm nhạc là để phục hồi con người”

Nhạc sĩ trẻ Công Toại (nghệ danh Tọi), khách mời của phần 2 - Sáng tác, đã đem đến cho 'Z(i) chuyển' 4 bài hát: Ơ!, Khi thế giới quay lưng, Lệch Tà vật.

Các bài hát của Công Toại được sáng tác với mục đích chữa lành và phục hồi con người. Anh nói hai bài hát LệchTà vật của anh tập trung làm rõ phần 'màu đen' của con người nhưng hai bài Ơ!Khi thế giới quay lưng lại có những câu từ an ủi, nhẹ nhàng để chữa lành cho những tâm hồn bị tổn thương.

Người tham dự đã thảo luận về việc sử dụng yếu tố tiêu cực trong âm nhạc trong phần 2. Yến Nhi (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) đã nêu vấn đề liệu Công Toại có sợ ảnh hưởng đến người xem không, khi dùng yếu tố tiêu cực như cái chết trong bài hát.

Thời nay, người trẻ tiếp nhận nghệ thuật như thế nào? ảnh 3
Các bạn cùng xem phim Biến mất ở thư viện trong phần 3 của chương trình. (Ảnh: Bình Nghi)

“Mình miêu tả bằng cách không miêu tả. Tức là truyền tải những yếu tố tiêu cực bằng các phép ẩn dụ, ước lệ thay vì trực tiếp phô bày cái chết. Vậy thì bài hát vẫn đảm bảo nội dung mà ít ảnh hưởng tiêu cực đến người xem”, Công Toại trả lời.

Kết thúc phần 2, các bạn trẻ và nhạc sĩ Công Toại đã thống nhất với nhau rằng, âm nhạc không chỉ là âm thanh. Âm nhạc trong thời đại ngày nay phải được trau chuốt về kỹ thuật, hình ảnh, âm thanh, nội dung để phù hợp với khán giả.

Thời nay, người trẻ tiếp nhận nghệ thuật như thế nào? ảnh 4

Đây cũng là buổi cuối cùng trong Chuỗi thảo luận cộng đồng Z(i) chuyển. (Ảnh: BTC)

Ở phần 3, điện ảnh được bắt đầu với bộ phim Biến mất ở thư viện chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Các bạn đã cùng phân tích bộ phim và đưa ra kết luận rằng việc làm phim chuyển thể là một mạo hiểm lớn và cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Buổi thảo luận cộng đồng số 6 - Đằng sau 'hay' và 'dở' cũng đã khép lại chuỗi thảo luận cộng đồng của TEDx HCMUSSH. Các sự kiện tiếp theo của dự án sẽ được tổ chức vào tháng Tám và tháng Chín tới đây.

TED (viết tắt của Công nghệ, Giải trí và Thiết kế trong tiếng Anh) là tổ chức phi lợi nhuận nhằm lan tỏa những ý tưởng giá trị để thay đổi thế giới theo hướng tích cực hơn. Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tỷ phú Bill Gates, nhà văn Sith Godin… là những nhân vật đã từng là diễn giả của TED.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.
Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

Thủ khoa Nông nghiệp với hành trình chinh phục học bổng toàn phần tại châu Âu

SVVN - Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) là cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh học (Chất lượng cao), từng tốt nghiệp thủ khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đầu năm 2023, Thùy Linh nhận được học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho hai năm học tại Pháp và Tây Ban Nha.