Thư viện như cái kho chứa sách: Nói 'dẹp bỏ' là... cực đoan

Thư viện trường học có nên được xã hội hóa?
Thư viện trường học có nên được xã hội hóa?
TPO - Nhiều giáo viên cho rằng, cách sử dụng, khai thác thư viện trường học hiện nay chưa hiệu quả nên không thấy vai trò trong việc học. Tuy nhiên, dù hoạt động chưa hiệu quả mà nói dẹp bỏ là quá cực đoan. 

Dẹp bỏ là quá cực đoan

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM cho rằng, việc có trường hoạt động thư viện để cho là có và không hiệu quả thì nên dẹp bỏ là không nên.  “Nói dẹp bỏ thư viện là quá cực đoan”- cô Huyền Thảo nhấn mạnh.

Sở dĩ  thư viện có trong trường nhưng có nhiều vấn đề cản trở để thư viện hoạt động không hiệu quả. Ví dụ như thời gian mở cửa. Thời gian để học sinh có thể có thời gian lên tìm không gian tự học. Việc học cần xuất phát tự học tự khám phá. Nhưng hiện nay việc học thêm đang lấn át hết thời gian học sinh tự học và tự khám phá tri thức.

Ngoài ra, cũng theo cô Thảo, thư viện mở cửa chủ yếu trong giờ hành chính thì khi học sinh nghỉ học vào cuối tuần hay sau giờ học thì lại không có thời gian vào thư viện. Đây là bài toán khó cho quản lý và hoạt động của thư viện.

Trong khi đó, nếu học sinh được học ở thư viện đạt chuẩn thì giáo viên có thể hướng dẫn thêm cho các em về việc sử dụng sách, tài liệu. Truy cập và sử dụng các công cụ tìm kiếm để mở rộng bài học hay ít nhất là giải quyết được bài tập, câu hỏi mà các em nhận được từ cô và các bạn .

“Nên cần có thêm thời gian hoạt động vào thời gian khác ngoài giờ học để học sinh có thời gian tìm thấy giá trị của việc đi thư viện. Tuy nhiên đây là vấn đề khó cho quản lý và người phục vụ thư viện”- cô Thảo nêu quan điểm.

Ngoài ra, cô Huyền Thảo cũng cho rằng, đối với giáo dục thì thói quen đọc sách là việc cần cho trẻ. Vì đó là việc hình thành thói quen tốt, định hình cho một nhân cách tốt về sau.

Cô Thảo khẳng định, giới trẻ ngày nay có thói quen lên mạng tìm kiếm thông tin, tài liệu. Tuy nhiên,  hiện nay, kiến thức trên mạng vẫn chưa thể thay thế được sách. Việc đọc trên mang luôn có tính hai mặt. Một là tiện và nhiều, song đối với việc học bậc THPT thì việc chất lượng và uy tín của sách cũng như những vấn đề trái chiều đi ngược lại quan điểm, luật pháp . Nếu không có định hướng đôi khi, lấy trên mạng lại là thông tin không phù hợp.

“Còn với sách, đã được tuyển chọn, biên tập và điều chính phù hợp với lứa tuổi, trình độ nên vẫn là một kênh thông tin đáng tin cậy”- Cô Thảo nêu quan điểm.

Xã hội hóa là cách tốt nhất?

Ngân sách cho thư viện khá ít. Muốn có thư viện đủ chuẩn và đáp ứng các nhu cầu học tập và hiệu quả trong học tập thì cần có sự đầu tư và chung tay từ nhiều phía.

“Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy động nguồn lực góp phần nâng chất lượng giáo dục khi ngân sách nhà nước không thể đáp ứng”- cô Thảo nêu quan điểm.

Bà Nông Thị Loan, trưởng phòng Giáo dục Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cũng cho rằng, xã hội hóa trong giáo dục, để có tiền đầu tư vào thư viện trường học là việc rất cần. Tuy nhiên, theo bà Loan, nhiều năm qua, phòng giáo dục, các trường kêu gọi xã hội hóa rất nhiều nhưng lại chưa được bao nhiêu.

Ông Phạm Tiến Quảng, hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Chế Tạo, Mù Cang Chải (Yên Bái) cho hay, nhà trường không hề có thư viện. Đôi khi, có được ít sách để chung vào một kho cùng các đồ dùng khác.

"Đương nhiên, trường không có thư viện. Nếu được xã hội hóa để đầu tư cho thư viện có lẽ là điều cần thiết"- ông Quảng nêu quan điểm.

Ngân sách đang đầu tư bao nhiêu cho hệ thống thư viện?

Trung bình một năm thư viện Quốc gia chỉ được cấp 18 tỷ, thư viện cấp tỉnh được khoảng 2,6 tỷ, cấp huyện được khoảng 53 triệu còn cấp xã thì không có bất kỳ nguồn nào... Số liệu được nêu tại báo cáo kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thư viện của Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, vừa hoàn thành trong tháng 3/2019.


Hà Nội: Kinh phí cho thư viện nhiều trường không đạt 2-3% định mức ngân sách chi thường xuyên

Tại hội nghị triển khai công tác thư viện các trường phổ thông năm học 2018 – 2019, bà Bùi Thị Minh Nga, Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, ở nhiều trường trên địa bàn Hà Nội, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn như diện tích thư viện quá nhỏ, tường thấm dột, nóng, hệ thống thiết bị nghe nhìn cũ, máy tính chậm. Cá biệt có trường thiếu phòng học nên lấy luôn thư viện làm lớp học cho học sinh.

Bên cạnh đó, nhiều nhân viên thư viện chưa chủ động trong việc tham mưu công tác quản lý thư viện cho Ban giám hiệu nên công tác quản lý còn lúng túng, khó chỉ đạo hoạt động thư viện hiệu quả dẫn đến tình trạng chi chưa đủ kinh phí cho thư viện (từ 2-3% định mức ngân sách chi thường xuyên).

“Từ đó dẫn đến chuyện chưa bổ sung được nhiều đầu sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, sách nghiệp vụ cũng không phong phú. Nhiều trường thường chỉ tổ chức mua 1 đợt trong năm học nên không cập nhật được các sách, tài liệu mới.       Đ.H (t/h

MỚI - NÓNG