Kon Tum:

Thực hiện mô hình điển hình tiên tiến trong cộng đồng người dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mỗi mô hình gồm 10 điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực như điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất kinh doanh; điển hình tiên tiến trong công tác, học tập; điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền, vận động, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước...

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 44 về “Quy định số lượng, quy mô, cách thức tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến là các già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/8/2023. Theo đó, hằng năm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, mỗi huyện, thành phố lựa chọn, đăng ký xây dựng 2 mô hình điển hình tiên tiến.

Thực hiện mô hình điển hình tiên tiến trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ảnh 1
Mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh. Ảnh: Tiền Lê

Mỗi mô hình gồm 10 điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực, gồm: Điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất kinh doanh; điển hình tiên tiến trong công tác, học tập; điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền, vận động, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; điển hình trong xây dựng khối Đại đoàn kết các dân tộc; điển hình tiến tiến trong việc giữ gìn an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; điển hình tiên tiến trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Các gương điển hình tiên tiến phải ứng các tiêu chí chung, như: Là những cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh; là nhân tố nổi trội, có sức lan tỏa, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, tác động tích cực đến cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và đời sống xã hội.

Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đoàn kết, có tinh thần tương thân, tương ái, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do cơ quan, đơn vị, địa phương phát động...

Ngoài ra, từng mô hình, có các tiêu chí cụ thể khác.

Định kỳ 2 năm/lần, các địa phương tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với các điển hình tiên tiến được quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.