Một thanh niên sử dụng thuốc lá làm nóng |
Giảm hàm lượng chất gây hại là tiền đề để giảm nguy cơ của thuốc lá
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định, các bằng chứng khoa học đến nay cho thấy, hàm lượng các chất gây hại của TLLN là thấp hơn so với thuốc lá điếu truyền thống, dù điều này không đồng nghĩa là giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh WHO, nhiều cơ quan y tế cấp chính phủ từ châu Âu đến châu Á cũng tiến hành nghiên cứu độc lập về TLLN.
Cụ thể, Viện Đánh giá Rủi ro Liên Bang Đức (BfR) sau khi thực hiện phân tích khí hơi của TLLN so với khói của thuốc lá điếu đã kết luận: Hàm lượng các chất gây hại của TLLN đã giảm thiểu đáng kể (từ 80 - 99%) so với khói của thuốc lá điếu. BfR công bố, dù vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định mức độ giảm tác hại, nhưng "sự giảm thiểu khoảng 80 - 99% hàm lượng các chất độc hại đã được xác nhận là một con số đáng kể, điều này đặt tiền đề về khả năng giảm nguy cơ lên sức khỏe của TLLN".
Ủy ban Nghiên cứu về Độc tính của Hóa chất trong Thực phẩm, Sản phẩm tiêu dùng và Môi trường (COT) thuộc Bộ Y tế Anh cũng xem xét các bằng chứng về 2 sản phẩm TLLN. Theo đó COT kết luận, mặc dù vẫn có hại cho sức khỏe, nhưng các sản phẩm TLLN được cơ quan này nghiên cứu "có khả năng giảm thiểu nguy cơ hơn so với thuốc lá điếu". COT cũng nhận định rằng “[có thể] đạt được sự giảm thiểu nguy cơ cho những người hút thuốc lá điếu khi họ quyết định chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm TLLN”.
Nghiên cứu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước Nhật Bản sử dụng phương pháp SOP của TobLabNet từ WHO cho thấy, nồng độ nicotine, tar (nhựa thuốc), và các chất có hại như CO (chất độc gốc carbon) và nitrosamine (tác nhân gây ung thư) trong TLLN thấp hơn nhiều so với thuốc lá điếu.
Nghiên cứu tại Mỹ và Nhật cho thấy dấu ấn (chỉ điểm) sinh học khi phơi nhiễm với thuốc lá làm nóng giảm đáng kể so với thuốc lá điếu (Bản dịch tiếng Việt từ FDA |
Cần kiểm soát thuốc lá làm nóng ra sao?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tìm thêm giải pháp ngăn chặn tác hại của thuốc lá là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đây là điều rất ghi nhận từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đề xuất cấm TLLN vì độc hại là chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Hiện nay, nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải có nghiên cứu, đánh giá toàn diện để kiểm chứng các sản phẩm này trên cơ sở so sánh với các sản phẩm thuốc lá khác, thuốc lá truyền thống.
Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) hiện hành nêu rõ, sản phẩm có nguyên liệu thuốc lá thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.
TLLN đã được công nhận là sản phẩm thuốc lá từ nhiều cơ quan y tế trên toàn cầu, kể cả WHO, FDA. Mỹ kiểm soát TLLN như là sản phẩm thuốc lá với phân loại cụ thể riêng (khác biệt với thuốc lá điếu đốt cháy và thuốc lá điện tử). Từ 2018, Malaysia đưa TLLN vào quản lý như là sản phẩm thuốc lá khi sản phẩm này có mặt trên thị trường.
FDA đã cấp phép cho loại thuốc lá làm nóng đầu tiên tại Mỹ sau khi thẩm định khoa học nghiêm ngặt (nguồn: CTP - Trung tâm Sản phẩm Thuốc lá trực thuộc FDA) |
Trong nước, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh TLLN đã là sản phẩm thuốc lá (không tính đến các sản phẩm TLLN lai giữa TLLN và TLĐT), do vậy cần sớm ban hành văn bản định nghĩa các sản phẩm này trong Luật để từ đó có phương án quản lý phù hợp.
Về mặt quản lý, các bộ ngành đồng thuận Bộ Y tế cần có đánh giá khoa học toàn diện đối với thuốc lá mới để có kết luận khách quan, công bằng với từng loại sản phẩm. Báo cáo đánh giá này nên bao gồm nhiều nghiên cứu khoa học từ các cơ quan quốc tế khác nhau, bên cạnh WHO.
Liên quan đến vấn đề này, vừa qua Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN) phối hợp với Bộ Y tế thực hiện đánh giá tác động, ảnh hưởng của thuốc lá mới đối với sức khỏe người dùng. Trong khi đó, năm 2020 Bộ KH-CN đã nghiên cứu và công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia về TLLN, xác định sản phẩm này không có sự đốt cháy như thuốc lá điếu. Đây cũng là một trong những cơ sở để tham khảo trong quá trình đánh giá toàn diện về tác hại của TLLN.
Hiện lệnh cấm thuốc lá mới đang được đề xuất chỉ bao gồm cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo, không bao gồm cấm sử dụng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng hướng tiếp cận này sẽ không triệt để.
Thay vào đó, chính sách quản lý có thể xem xét dựa trên việc mở rộng công nhận, thừa nhận kết quả đánh giá của những quốc gia đi trước, cùng với định nghĩa theo Luật PCTHTL, đối với các sản phẩm TLLN chính danh đã được kiểm nghiệm khoa học.
Phát biểu tại tọa đàm mới đây tại Hà Nội về thuốc lá mới, đại diện Bộ Công thương cho biết hiện nay việc quản lý TLLN rất khó khăn do nguồn nhập lậu nhiều. Vị đại diện đề nghị cần có đánh giá khách quan, khoa học về TLLN làm căn cứ quản lý...”Việc quản lý đang rất khó khăn do thiếu công cụ quản lý”, vị đại diện nói.
Thông tin tham khảo
Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: “ Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Trong đó, “nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sắp được trình Quốc hội có nhiều điểm mới, trong đó bao gồm “Mở rộng việc thừa nhận, công nhận, áp dụng bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các nước trên Thế giới"