Tiền Phong số 93

Người miền Tây chật vật kiếm nước ngọt Tây Nguyên: Quay cuồng trong nắng hạn Cấp nước hè tại Hà Nội: Thiếu hụt hàng chục nghìn mét khối Trường quốc tế “bùng” học phí ở Quảng Nam: Khó đòi lại toàn bộ số tiền đã nộp THỨ BA 2/4/2024 SÕ 93 0977.456.112 KHÁT TỪ RỪNG XUỐNG BIỂN TRANG 4+5 CHUYỆN HÔM NAY n AN SƠN Trung Quốc nhiều năm nay nŰi tiếng với khu chž mai mối hôn nhân - nơi tập trung người cao tuŰi vào mŲi cuối tułn. Họ đến đây không phải đŞ tìm rŰ r½ cạp lại mà là đŞ kiếm  trung nhân cho con mình, tất nhiên không cłn sƌ cho phép cƂa chÒng. Chž mŔ đơn thân XEM TIƒP TRANG 9 Người dân chờ lấy nước ngọt tại UBND xã Tam Hiệp (Bình Đại, Bến Tre) ẢNH: HÒA HỘI VỤ TRƯỜNG QUỐC Tƒ MỸ VIỆT NAM: TRANG 2 TRANG 11 TRANG 3 TRANG 12 TRANG 16 Tiền Phong Marathon thành công ngoài sức tưởng tượng ĐẠI ÁN ĐĂNG KIỂM: Tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của ASEAN TRẢ LƯƠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TỪ NGÀY 1/7 Doanh nghiệp kiến nghị giải pháp bình ổn thị trường Khi các bị can dùng phần mềm can thiệp thông sÕ kiểm định Có buông lỏng quản lý? Thượng nguồn hồ Đan Kia dần cạn kiệt nguồn nước ẢNH: QUẾ NHƯ TRANG 6+7 Cłn “bịt" c½c lŲ hŰng

2 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 2/4/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : LEÂ HUY n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång bieân taäp: LEÂ XUAÂN SÔN n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA CẬN Thủ tướng chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, ngày 1/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Trong thư, Thủ tướng gửi tới đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo gắn liền với các chính sách an sinh xã hội trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cần chủ động, linh hoạt, tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn, chú trọng quan tâm các đối tượng chính sách, người có công và thân nhân người có công với cách mạng, hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, người có uy tín, các vị chức sắc trong đồng bào dân tộc Khmer. Trước mắt, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer đón tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đoàn kết, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. VĂN KIÊN Tìm thấy 7 hài cốt liệt sĩ trong vườn nhà dân ở Quảng Trị Chiều 1/4, thông tin từ Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ 584 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị), trong 10 ngày qua từ (21/3-1/4), đơn vị đã cất bốc được 7 hài cốt liệt sĩ tại vườn của một hộ dân ở thôn Trường Phước, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng. Đội đang tiếp tục mở rộng phạm vi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở khu vực này. Trước đó, sau khi nhận được thông tin từ người dân. Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ 584 đã khẩn trương triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường tiến hành khảo sát, tìm kiếm, quy tập. Các hài cốt liệt sĩ được tìm thấy nằm ở độ sâu hơn 1m bọc trong tăng võng, còn nhiều xương và răng; có nhiều di vật kèm theo như bình tông, bật lửa, đồng hồ, bút, súng K54, băng đạn... H.THÀNH - Chia sẻ với mọi người điều này. Nhiều đêm Mõ không thể nào ngủ được, trằn trọc, nghĩ suy. Mõ thấy mình tự ti, thấp hèn và xấu hổ với tổ tiên… - Theo như mọi người biết, trong trích ngang lí lịch ứng thí làm người ăn công quả của làng thì bốn đời nhà Mõ người thành đạt nhất cũng chỉ là trưởng mõ thôi. Bây giờ Mõ cũng đạt được danh đó rồi. - Thì thế! Qua bốn đời rồi Mõ đâu có hơn được tiền nhân! - Vậy giờ Mõ có ước ao, khát khao gì? - Mõ mơ một ngày nào đó Mõ là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, chủ tịch tập đoàn để rạng danh dòng họ… - Tưởng gì? - Mọi người nói thế là sao? - Chuyện đó dễ ợt mà Mõ! - Mọi người đang nói thật chứ? - Đang nghiêm túc mà. Học vấn của Mõ khai với hội đồng làng là học hết lớp 5 đúng không? - Chính xác! - Mõ rao tin sao không để ý có một quý cô chỉ học lớp 4 làm phó tổng giám đốc một tập đoàn đình đám. Mõ hơn cô ta một lớp, cơ hội làm tổng giám đốc trong tầm tay. - Hi vọng tràn trề nhỉ. Nhưng đó biết đâu chỉ là trường hợp cá biệt thôi và cô ta số son nên mới được. - Cố gắng chiêu cảm đi Mõ. Thêm thông tin từ truyền thông để Mõ vững tin, nhiều vị giám đốc phó giám đốc chỉ học hết tiểu học, đang làm bảo vệ, bán nước ở căngtin. Khi công ty, doanh nghiệp có chuyện, cơ quan chức năng đến hỏi, họ hồn nhiên, người ta bảo làm giám đốc thì tôi nhận, còn giám đốc phải làm gì thì làm sao tôi biết được… - Đúng là con đường sáng, đầy cơ hội để Mõ có danh báo với tổ tiên. Vậy giờ, có ai có nhu cầu cử Mõ làm giám đốc không? Mõ luôn sẵn sàng nhé! MÕ LÀNG Luôn sẵn sàng nhé! TIN Sáng 1/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến kỳ họp thứ 7, sẽ có 10 dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đến nay, căn cứ vào kết quả, tiến độ chuẩn bị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có đủ hồ sơ, đưa vào xem xét 5 dự án luật trong phiên họp chuyên đề pháp luật lần này. Cụ thể gồm các luật sửa đổi, bổ sung là: Luật Công chứng, Luật Công đoàn, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đặc biệt, lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật Phòng không nhân dân. Các dự án luật này đều phải trải qua quy trình xem xét, cho ý kiến, thông qua tại 2 kỳ họp. Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, từ 1/7/2024 thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Nội hàm cơ bản cải cách lần này là trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ và chức danh cán bộ lãnh đạo. Để xây dựng được hệ thống thang bảng lương thì việc quan trọng là phải xây dựng được vị trí việc làm. THÀNH NAM CAO TỐC CAM LỘ - LA SƠN: Cấm xe khách trên 30 chỗ và xe giường nằm lưu thông Ngày 1/4, Ban Quản lý dự án (BQLDA) đường Hồ Chí Minh thông tin, đơn vị đang lên phương án để các nhà thầu thi công việc cắm biển báo cấm, biển hướng dẫn ở các nút giao ra vào tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn và các đoạn tuyến kết nối với cao tốc đối với các loại xe đầu kéo, xe tải từ 6 trục, xe khách trên 30 chỗ và xe giường nằm trước ngày 4/4. Cao tốc Cam Lộ-La Sơn có tổng chiều dài 98,3 km đi qua 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế với tổng mức đầu tư 7.669 tỷ đồng, ở giai đoạn 1 dự án chỉ thực hiện với 2 làn xe. Từ lúc đưa vào sử dụng, cao tốc này bộc lộ nhiều bất cập, xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức họp các đơn vị liên quan, xem xét phương án phân luồng giao thông và đi đến quyết định, từ ngày 4/4 sẽ hạn chế xe khách trên 30 chỗ, xe giường nằm, xe đầu kéo, xe tải từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) lưu thông trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn. Theo BQLDA đường Hồ Chí Minh, dự kiến phương án cắm biển báo cấm, biển hướng dẫn ở các nút giao ra vào tuyến Cam Lộ-La Sơn và các đoạn tuyến kết nối với cao tốc được thực hiện và phải hoàn thành trong các ngày 2 và 3/4. Sau khi biển báo có hiệu lực thì các phương tiện nói trên buộc phải lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Trị như trước đây. H.THÀNH TRẢ LƯƠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TỪ NGÀY 1/7 Bình Định bội thu từ tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch Ngày 1/4, Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho hay, trong 10 ngày diễn ra Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (Amazing Binh Dinh Fest 2024), tỉnh thu hút hơn 710.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 5.000 lượt. Doanh thu dự kiến ước đạt khoảng 2.142 tỷ đồng. Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest 2024 bắt đầu từ ngày 22 - 31/3, với rất nhiều sự kiện và hoạt động giao lưu kết nối văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó, điểm nhấn là Giải đua mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship và Giải đua thuyền máy nhà nghề Quốc tế UIM F1H2O. Dịp này, tỉnh Bình Định tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư với sự tham gia của gần 500 doanh nghiệp, các nhà đầu tư, trong đó có 6 tỷ phú đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Israel, Singapore. Qua hội nghị, tỉnh đã ký kết chương trình hợp tác với Bộ TT&TT, trao chủ trương đầu tư cho 4 dự án và bản ghi nhớ đầu tư cho 17 dự án. Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, việc tổ chức thành công Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest 2024 với một số sự kiện mang tầm quốc tế đã minh chứng tính hiệu quả và lợi ích thiết thực trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; là cú hích để kích hoạt trở lại nhiều dự án, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của tỉnh, đặc biệt là du lịch. TRƯƠNG ĐỊNH Bị phạt hơn 162 triệu đồng vì phá rừng Ngày 1/4, UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Quốc Vương (SN 1985, trú thôn 3, xã Trà Đa, TP.Pleiku), số tiền 162,5 triệu đồng do phá rừng. Ngoài ra, UBND tỉnh Gia Lai buộc ông Nguyễn Quốc Vương phải trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng trên diện tích rừng đã bị phá. Trước đó, ngày 21/3, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa phát hiện và lập biên bản vụ phá rừng tự nhiên xảy ra tại tiểu khu 1327 (xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa), tang vật thu giữ gồm một cưa xăng đã qua sử dụng. Diện tích rừng bị thiệt hại 4.400m2. TIỀN LÊ Lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra an toàn giao thông khu vực đầu nút giao ra vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

THỜI SỰ 3 n Thứ Ba n Ngày 2/4/2024 LO NGẠI CHUYỂN GIÁ, THIẾU CẠNH TRANH SÒNG PHẲNG Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Văn Báu, Giám đốc Xăng dầu Dương Anh Thư (TPHCM) cho rằng, nếu cơ quan quản lý điều hành đúng và tính đủ các chi phí trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu thì không nhất thiết phải ra quy định để doanh nghiệp đầu mối tự quyết giá như trong dự thảo. Theo ông Báu, việc tính đủ các chi phí cơ bản trong giá xăng dầu (ước tính 1.000 đồng/lít) và lợi nhuận tối thiểu từ 2-3% trên giá bán lẻ sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp ở tầng nấc khác hoà vốn và có lãi trong mọi trường hợp, giúp thị trường luôn ổn định, không thiếu nguồn cung dù xảy ra bất cứ biến động nào. Cùng với đó, Nhà nước cần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh tốt hơn thông qua bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, các giấy phép con trong ngành xăng dầu. “Để sở hữu 1 cây xăng, doanh nghiệp phải đáp ứng tới 9 loại giấy tờ khác nhau, trong đó có những quy định chỉ nên áp dụng với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối do họ có các cảng, cầu cảng, kho chứa lớn trong khi áp dụng với doanh nghiệp bán lẻ không phù hợp”, ông Báu phân tích. Tại cuộc họp của nhiều doanh nghiệp bán lẻ cuối tuần qua, các ý kiến cho rằng, dự thảo của Bộ Công Thương đang có nhiều vấn đề rất mập mờ, không rõ. Theo các doanh nghiệp, thị trường xăng dầu bất ổn thời gian qua do nhiều đầu mối gây ra, từ chiết khấu, nhập nhèm Quỹ Bình ổn giá cho tới nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Vì vậy, dự thảo cần xác định lại vai trò của các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối cũng như doanh nghiệp bán lẻ để xây dựng chính sách cho phù hợp, thay vì chỉ tập trung giao quyền cho doanh nghiệp đầu mối quyết định giá bán, bỏ qua thương nhân phân phối và bán lẻ. “Thực tế cho thấy, doanh nghiệp đầu mối khi nắm giữ vị thế độc quyền sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh cũng như nguy cơ lũng đoạn thị trường thông qua việc nắm quyền phân phối chiết khấu và phân chia lợi nhuận. Trong rất nhiều giai đoạn kinh doanh, chiết khấu của các thương nhân phân phối tốt hơn ký với đầu mối”, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Công ty Xăng dầu Âu Hải Phát (Lâm Đồng) nhấn mạnh. Ông Thắng cho rằng, giải pháp căn cơ chính là bãi bỏ các quy định không cần thiết với ngành xăng dầu đồng thời để đầu mối quyết định giá bán buôn, thương nhân phân phối quyết định chi phí, giá bán buôn mức 1 và doanh nghiệp bán lẻ quyết định chi phí giá bán lẻ. Việc để mỗi khâu tự quyết định lợi nhuận cho mình như vậy mới tạo động lực cạnh tranh và minh bạch các khoản thu, lợi nhuận của từng tầng nấc kinh doanh, tránh được tình trạng chuyển giá. ĐẦU MỐI CHÈN ÉP DOANH NGHIỆP NHỎ Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, dự thảo của Bộ Công Thương có bước tiến bộ nhưng tư duy quản lý vẫn chưa hướng tới mục tiêu cao nhất của quản lý, điều hành giá: Vận hành theo cơ chế thị trường. Theo ông Long, việc chỉ trao quyền quyết định giá bán xăng dầu cho doanh nghiệp đầu mối cần cân nhắc kỹ lưỡng trong bối cảnh thị trường có những doanh nghiệp lớn đang nắm vị trí thống lĩnh và chi phối thị trường. Nếu chỉ cho đầu mối quyết định giá bán, chắc chắn các đầu mối khác sẽ phải nhìn theo các doanh nghiệp lớn này. Khi đó luật chơi hoàn toàn trong tay các doanh nghiệp lớn. Góp ý cho dự thảo, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho rằng, dự thảo vẫn chưa có bước đột phá hoàn toàn trong quản lý khi việc trao quyền cho doanh nghiệp tự quyết định giá mới dừng ở mức độ của doanh nghiệp đầu mối. Theo ông Bảo, quan điểm của VINPA là để doanh nghiệp tự công bố giá trên cơ sở chi phí thực tế sẽ tạo được động lực cạnh tranh đến khâu bán lẻ cuối cùng. Còn vẫn duy trì mức giá tối đa như đề xuất, doanh nghiệp sẽ không có động lực giảm giá và sẽ tối ưu lợi nhuận theo mức giá cao nhất được Nhà nước công bố. “Quan điểm của hiệp hội là nên bỏ hoàn toàn Quỹ bình ổn giá. Nếu muốn duy trì, phải quản lý theo cách khác, không để quỹ tại doanh nghiệp như hiện nay và phải có quy định rõ về việc sử dụng quỹ”, ông Bảo nói. PHẠM TUYÊN Chia sẻ với PV Tiền Phong, đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở các vùng miền cho rằng, dự thảo nghị định mới của Bộ Công Thương còn nhiều lỗ hổng, cần được hoàn thiện. Đáng chú ý, việc điều hành giá và cải tổ thị trường xăng dầu không được chú trọng trong dự thảo khiến thị trường có nguy cơ bị lũng đoạn sau khi nghị định mới ban hành. NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ XĂNG DẦU: “Cần xây dựng Nghị định mới với những quy định mới, cách tiếp cận toàn diện và áp dụng cho tất cả các tầng nấc trong hoạt động kinh doanh xăng dầu chứ không trao quyền riêng cho một nhóm doanh nghiệp nào. Cùng đó, cần xem lại cả cách tính cơ chế giá, quỹ bình ổn xăng dầu hiện nay”. PGS.TS NGÔ TRÍ LONG, chuyên gia kinh tế Đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố sẽ nâng cấp, chuyển đổi xanh, thông minh đối với các tuyến xe buýt hiện có, mở thêm các tuyến mới, đặc biệt các tuyến liên kết vùng, ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai thành phố và các ga đầu mối trên tuyến vành đai, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, thành phố phía Tây, khu vực Yên Viên, Gia Lâm; xây dựng mạng lưới đường sắt tại khu vực đô thị trung tâm đảm bảo mật độ các ga tàu có khoảng cách phù hợp dành cho người đi bộ, có thể di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân... Đặc biệt, để các loại hình vận tải khối lớn, hiện đại vươn đến những khu dân cư có địa hình đi lại khó khăn, đồi dốc, nhiều ao hồ, thành phố lên kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt nhẹ loại 1 ray đi trên cao (monorail). Theo khảo sát, thành phố đã lên được 3 lộ trình có thể thực hiện 3 tuyến tàu một ray monorail theo các hướng: Liên Hà (Đông Anh) - Tân Lập - An Khánh (Hoài Đức) dài khoảng 11 km (tuyến số 1); Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương, dài khoảng 22 km (tuyến số 2); Nam Hồng (Đông Anh) - Đại Thịnh (Mê Linh) dài khoảng 11 km tuyến số 3. Ngoài ra, các đơn vị tư vấn khảo sát, tàu monorail có thể chạy ven hai bờ sông Hồng giúp người dân đi lại kết hợp phát triển du lịch. Ngoài ra, với khổ tàu và đường ray bé, tàu có thể kết nối, trung chuyển khách vào khu vực phố cổ. Để giảm ùn tắc, hạn chế xe cá nhân, nhiều ý kiến của chuyên gia và cơ quan chuyên môn cho rằng, đường sắt đô thị được xác định là xương sống của giao thông, tuy nhiên thành phố đang thực hiện việc này rất chậm và chưa được 1/10 quy hoạch. Ông Nguyễn Minh Đức, đại biểu HĐND Hà Nội cho rằng, để thực hiện tốt quy hoạch chung Thủ đô, cần quan tâm đến giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị. Để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, việc phát triển đường sắt đô thị là cốt yếu của Hà Nội trong thời gian tới. “Nếu thành phố phát triển tốt giao thông đường sắt, hệ thống này sẽ gánh ngay được 30% cho vận tải hành khách. Tuy nhiên, đầu tư cho đường sắt không hề nhỏ, vì vậy, thành phố cần có bài toán huy động vốn để dồn nguồn lực đầu tư”, ông Đức nói. Theo ông Đường Hoài Nam, đại biểu HĐND Hà Nội, từ nay đến 2030 chỉ còn 6 năm, vì thế, thành phố cần ưu tiên thực hiện giải pháp có trọng tâm trong phát triển đô thị và giao thông. Ông Nam cho biết, trục không gian cảnh quan sông Hồng được xác định trong quy hoạch là rất quan trọng, cần tính đến kết nối không gian, cảnh quan xanh sông Đuống. Do vậy, để trục cảnh quan sông Hồng phát triển, cần sớm xác định tổ hợp kiến trúc dọc sông Hồng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông tiếp cận dọc 2 bên bờ sông. ANH TRỌNG Tàu điện một ray - monorail hoạt động nhiều tại các thành phố phát triển ở châu Á Bao giờ Hà Nội làm tàu điện một ray? Doanh nghiệp cho rằng, dự thảo nghị định mới cần tính đủ chi phí, đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi là thị trường sẽ không bao giờ bị rối loạn ẢNH: NGUYỄN BẰNG Doanh nghiệp kiến nghị giải pháp bình ổn thị trường Để dừng hoạt động xe máy tại các quận và nâng vận tải công cộng đáp ứng 50-60% nhu cầu của người dân sau năm 2030, trong nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa được HĐND thành phố thông qua, ngoài hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị, UBND thành phố Hà Nội đưa ra phương án xây dựng các tuyến tàu điện nhẹ 1 ray (monorail).

HỨNG TỪNG GIỌT NƯỚC NGỌT Tại điểm lấy nước ở trụ sở ủy ban xã Tam Hiệp (huyện Bình Đại, Bến Tre), cả ngày, hầu như giờ nào cũng có khoảng chục người tới chờ lấy nước ngọt, trong cái nóng 36 - 37 độ C. Ông Mười, một người dân trong xã cho biết, nước các kênh, rạch trong xã đều nhiễm mặn. Nước ngọt giờ được ưu tiên cho ăn uống, việc tắm giặt, rửa chén bát phải lấy nước mặn sử dụng sau đó rửa sơ lại nước ngọt. Tình hình tương tự cũng được ghi nhận địa bàn xã Quới Sơn (huyện Châu Thành). Từ khoảng 1 tháng nay, người dân ở xã Quới Sơn (Châu Thành) xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Người dân cho biết, mấy ngày nay, trạm cấp nước ở đây cũng bị nhiễm mặn không dùng ăn uống được, rửa rau để tới trưa là hỏng hết, dùng để tắm cũng khó. Người dân địa phương phải trữ nước, đi xin hoặc mua nước ngọt để sinh hoạt. Còn tại Cà Mau, xã Khánh Bình Đông (huyện Trần Văn Thời) có hơn 500 hộ đang thiếu nước sinh hoạt. “Ở đây, giếng khoan đầy nước, nhưng mặn chát, không nấu nướng, tắm rửa gì được. Người dân trong ấp phải mua nước ngọt với giá 56 nghìn đồng cho 7 bình (loại 20 lít, tương đương khoảng 400 nghìn đồng/m3 - PV), chỉ dùng nấu ăn được 10 bữa. Với nắng nóng như hiện nay, chỉ thêm vài ngày nữa nước trong ao cũng khô hết, không còn nước tắm rửa, giặt giũ, lúc đó chưa biết lấy tiền đâu mua nước dùng”, bà Thạch Thị Linh (ngụ ấp 6, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) lo lắng. Tại xã Biển Bạch (huyện Thới Bình, Cà Mau), có 581 hộ gia đình bị thiếu và không chủ động được nguồn nước sinh hoạt. Người dân phải mua nước ngọt từ các ghe nơi khác chở đến với giá từ 40 - 50 nghìn đồng/m3 để ăn uống. Trưởng ấp Thanh Tùng (xã Biển Bạch) Lê Thành Văn cho hay, địa bàn ấp khoan không có nước ngọt, các mạch nước đều nhiễm mặn, nên mùa khô bà con phải mua nước ngọt từ các ghe chở. Bình quân mỗi hộ tốn khoảng 500.000 đồng/tháng để mua nước ngọt cho ăn uống. Tương tự tại các huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông… của tỉnh Tiền Giang, do hệ thống kênh rạch đã hết nước ngọt, hoặc bị nhiễm mặn, những ngày qua người dân đổ tới 60 vòi nước ngọt miễn phí của địa phương dọc các tuyến đường trên địa bàn để lấy nước ăn uống. Tuy nhiên, do đây là khu vực xa nguồn nước (cuối đường ống), nên nước về ít, người dân phải hứng chờ rất lâu mới đầy được các loại can, bình để chở về. NHÀ MÁY KHÔNG CÒN NƯỚC ĐỂ LỌC Sở NN&PTNT Cà Mau thống kê, hiện toàn tỉnh có 2.620 hộ gia đình bị thiếu và không chủ động được nguồn nước sinh hoạt do hạn, mặn, tập trung chủ yếu ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình. Do các vùng này nước ngầm cũng nhiễm mặn, ông Đỗ Vũ Lực, Phó chủ tịch UBND xã Biển Bạch (huyện Thới Bình) đề xuất, chính quyền cấp trên xem xét xây dựng trung tâm cấp nước, thực hiện truyền tải nước từ địa bàn lân cận sang mới đủ nước cho người dân. Trước mắt, UBND tỉnh Cà Mau đã thống nhất phương án chi 10 tỷ đồng ngân sách tỉnh để đảm bảo nước cho người dân tại 3 huyện trên. Trong đó, gồm hỗ trợ dân tiền mua bình trữ nước, đầu tư nối dài đường ống cấp nước… Địa phương cũng lên phương án xây dựng hệ thống các đập cỡ nhỏ bên trong các dòng kênh, rạch khép kín để trữ nước… Trước cao điểm hạn, mặn, tuần trước, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - Trần Ngọc Tam đã thực tế kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn, cấp nước tại một số nhà máy nước trên địa bàn tỉnh. Sau kiểm tra, ông Tam yêu cầu các địa phương rà soát những vùng dân đang phải dùng nước nhiễm mặn để có phương án hỗ trợ; các nhà máy lên phương án chở nước ngọt về xử lý, đảm bảo nguồn cung nước phục vụ sinh hoạt… Hiện, tỉnh Bến Tre có 67 nhà máy xử lý và cấp nước sinh hoạt với tổng công suất khoảng 250.000 m3/ngày đêm, chủ yếu lấy nước mặt tại chỗ để xử lý. Khi xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông, nước mặt của các nhà máy đang lấy cũng bị nhiễm mặn, không thể xử lý cấp cho sinh hoạt được. Cty CP Cấp thoát nước Bến Tre cho biết, đơn vị huy động máy bơm dã chiến công suất 300.000 m3/ngày tại đập tạm Thành Triệu (Châu Thành), để bơm nước ngọt vào khu vực kênh rạch phục vụ sản xuất và nguồn nước cho nhà máy xử lý phục vụ sinh hoạt. Còn Cty CP cấp nước sinh hoạt Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, đã lập các điểm cấp nước ngọt miễn phí cho dân tại những vùng nhiễm mặn bằng xe bồn. HÒA HỘI - TÂN LỘC Ông Lê Thành Văn, Trưởng ấp Thanh Tùng (xã Biển Bạch, Thới Bình, Cà Mau) phát nước uống miễn phí từ nhà hảo tâm cho bà con để giải cơn khát ẢNH: TÂN LỘC Hơn nửa tháng nay, một số nhà máy nước bị nhiễm mặn phải dừng hoạt động, người dân ở một số nơi trên địa bàn các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long phải ròng rã đi xin từng can nước ngọt. Theo Cty nước sạch thành phố Hà Nội, việc cấp nước mùa hè năm 2024 tại 16 quận, huyện với tổng số dân khoảng 4 triệu người của đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, sản lượng nước của Cty sản xuất trung bình 600.000 m3/ngày đêm (nđ) chiếm 82% tổng sản lượng; nước mua từ Sông Đà, sông Đuống khoảng 120.000 m3/nđ. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng nước năm 2024 tiếp tục tăng nhanh, khoảng 2- 4% so với cùng kỳ năm 2023 ở mức 750.000 - 780.000 m3/nđ, cao điểm những ngày nắng nóng có thể tăng đến 9%, lên mức 800.000 m3/nđ. Trong khi đó các nguồn nước do Cty nước sạch thành phố Hà Nội tự sản xuất giảm do ảnh hưởng của sụt giảm nguồn nước ngầm và chất lượng nước. Các nguồn nước cấp vào mạng từ các nguồn sông Đà, sông Đuống khoảng 740.000 m3/nđ, dự báo nguồn nước sẽ thiếu so với nhu cầu bình quân từ 10.000 - 40.000 m3/nđ, cao điểm có thể thiếu tới 60.000 m3/nđ. Cty nước sạch Hà Nội dự báo hè 2024 một số khu vực tiếp tục xảy ra thiếu nước thậm chí mất nước tại một số thời điểm nắng nóng. Như tại quận Ba Đình có khu vực ngoài đê An Dương, Phúc Xá, Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phúc... Quận Tây Hồ có khu vực Đê Quai, Âu Cơ, Tứ Liên, Quảng An. Quận Hai Bà Trưng có điểm Nguyễn Khoái, cuối phố Tạ Quang Bửu... Theo đại diện Cty CP Viwaco (đơn vị cấp nước cho khoảng 150.000 khách hàng khu vực Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy...) cho biết, mùa hè 2024 sẽ là năm khó khăn trong cấp nước. Cụ thể, lượng nước sông Đà không tăng sản lượng nhưng phía đầu nguồn bị chia sẻ cho các đơn vị cấp nước ở Hoài Đức, Quốc Oai... Trong khi đó, lượng nước sông Đuống bổ sung cũng bị san sẻ do Cty nước sạch Hà Đông lấy một phần nguồn nước này cấp cho Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai). “Dự báo cao điểm nắng nóng có thể thiếu hụt đến 10.000 m3/nđ”, vị đại diện thông tin. NHIỀU DỰ ÁN NHÀ MÁY NƯỚC CHẬM TIẾN ĐỘ Đáng chú ý, các nguồn cấp nước tại các nhà máy trong năm nay vẫn chưa có cải thiện. Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hiện nhà máy nước mặt sông Hồng được đầu tư gần 3.700 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng từ quý I/2021 nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động mặc dù UBND huyện Đan Phượng khẳng định đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cuối cùng cho phần lắp đặt đường ống. Tương tự, dự án nhà máy nước Xuân Mai công suất 200.000m3/nđ, nhà đầu tư là Công ty CP nước Aqua One, tiến độ hoàn thành năm 2020 đến nay vẫn là bãi đất trống. Theo giám sát của Ban Đô thị, có 4 dự án phát triển mạng cấp nước đã được triển khai song thực hiện chậm không đảm bảo tiến độ phê duyệt; 3 dự án không thực hiện và 139 xã chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch. TRẦN HOÀNG CẤP NƯỚC HÈ TẠI HÀ NỘI: Thiếu hụt hàng chục nghìn mét khối Theo cơ quan chức năng, nguồn cung nước sạch của Hà Nội năm nay vẫn không được bổ sung sẽ khiến nhiều khu vực tại Hà Nội nguy cơ mất nước cao điểm hè năm 2024. 4 XÃ HỘI n Thứ Ba n Ngày 2/4/2024 Người miền Tây chật vật kiếm nước ngọt Thanh Hóa: Nhiều khu vực ven biển bị xâm nhập mặn Do không có mưa bổ sung, cộng với thời tiết hanh khô nên mực nước hiện nay tại nhiều hồ, đập, sông suối ở Thanh Hóa đã xuống thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước, một số trạm bơm đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn. Tại xã Nga Phú, huyện ven biển Nga Sơn, tình trạng xâm nhập mặn khiến 100ha lúa nằm phía cuối khu vực xã bị ảnh hưởng - ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn thông tin. Theo quan trắc, đo đạc trên sông Lèn thì từ cửa biển vào khoảng 19km, đối với đỉnh triều độ mặn đã lên tới 1,5 phần nghìn; trên sông Mã độ mặn là 1,49 phần nghìn. Tình hình xâm nhập mặn dao động ở mức cao hơn so với năm 2023, vào sâu hàng chục km từ cửa biển đến nội địa. Độ mặn một số nơi đã vượt qua ngưỡng cho phép. Theo thống kê, lưu lượng dòng chảy trên các sông chính tại Thanh Hóa theo xu thế xuống thấp dần và ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Theo tính toán của ngành chức năng, sẽ có khoảng 15.000 ha do các Cty thủy lợi hợp đồng tưới có khả năng thiếu nước. Với diện tích tưới lớn, thời gian khô hanh, nắng nóng sẽ kéo dài thời gian tới. HOÀNG LAM KĐT Thanh Hà mất nước trong nhiều ngày cuối năm 2023 KHÁT TỪ RỪNG

5 n Thứ Ba n Ngày 2/4/2024 XÃ HỘI Hơn trăm hộ dân vùng sâu “khát” trầm trọng HƠN 8.000HA CÂY TRỒNG ĐỐI DIỆN KHÔ HẠN Ngày 1/4, ông Lê Trung Kiên- Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Đắk Nông cho biết, cuối tuần qua, một số địa phương xuất hiện mưa, góp phần “giải khát” một số diện tích cây trồng, cũng như bổ sung nguồn nước hồ, đập trên địa bàn. Tuy nhiên, thời điểm này chưa phải hết mùa khô nên nguy cơ khô hạn vẫn còn hiện hữu. Theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, từ nay đến nửa đầu tháng 5/2024, mực nước các sông, suối trên địa bàn tỉnh tiếp tục dao động theo xu thế giảm; tình trạng cạn kiệt, thiếu hụt nguồn nước cục bộ trên một số sông, suối nhỏ tiếp tục diễn ra. Trong thời gian tới nếu thời tiết không thuận lợi, tiếp tục nắng nóng kéo dài, không xuất hiện mưa nhiều, trên địa bàn tỉnh sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ tại một số khu vực, đặc biệt tại khu vực phía Bắc tỉnh (các huyện Đắk Mil, Cư Jút và Krông Nô). Toàn tỉnh Đắk Nông có 307 công trình thủy lợi; trong đó có 255 hồ chứa, 32 đập dâng, 8 hệ thống kênh tiêu, 10 hệ thống trạm bơm và 2 công trình thủy lợi khác. Tổng dung tích thiết kế cho 255 công trình hồ chứa khoảng 172 triệu m3 nước. Đến thời điểm hiện tại, có 27 công trình thủy lợi đã hết nước hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước, riêng huyện Đắk Mil (một trong những địa phương có diện tích cây công nghiệp lớn của tỉnh) đã có 12 công trình hết nước. Để có nguồn nước tưới cây, những ngày qua, bà con túc trực tại các hồ, đập nước để bơm nước. Ông Nguyễn Văn Bình (trú xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil) cho hay, gia đình có hơn 1,5ha cà phê xen hồ tiêu. Năm nay, mùa khô đến sớm hơn mọi năm nên nhà ông đã tổ chức tưới nước đợt 3. Dẫu vậy, thời tiết oi bức nên tưới xong đất đã khô, rất khốc liệt. Hiện mực nước hồ gần nhà đã giảm sâu nên ông và các hộ dân xung quanh phải đặt máy bơm xuống sát lòng hồ, vét từng giọt nước tưới cây. Không chỉ hồ, đập mà mực nước trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tiếp tục dao động theo xu thế giảm, đặc biệt tại khu vực phía Bắc tỉnh này nguồn nước tại nhiều suối nhỏ trên địa bàn đã bị cạn kiệt. Theo Sở NN&PTNT Đắk Nông, hiện trên địa bàn có hơn 8.000ha cây trồng có nguy cơ khô hạn nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài và không có mưa. Số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho thấy, 3 tháng qua, lượng mưa trung bình ở địa phương đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối giảm dần, nhất là các suối nhỏ giảm mạnh. Các công trình hồ chứa thủy lợi có quy mô lớn và vừa có mực nước giảm trung bình từ 0,5-3,5m. Các hồ chứa nhỏ bị ảnh hưởng nặng hơn khi mực nước giảm trung bình từ 1- 4,5m, dung tích tích trữ còn lại so với tổng dung tích hồ đạt trung bình khoảng 45%, nước một số hồ đã xuống tới mực nước chết. Địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất là huyện Lâm Hà. Đối với 21 hồ có quy mô vừa và nhỏ do địa phương quản lý, hiện 9 hồ giảm mạnh dung tích (chỉ còn lại khoảng 35%); 12 hồ không còn khả năng cấp nước, bao gồm Buôn Chuối 1, Thanh Sơn, Thủy Khải, Thanh Trì 1, Tử Thập, Bãi Công Thượng… Tại huyện Đức Trọng, hơn 20 hồ đã xuống đến mực nước chết, không còn khả năng đảm bảo nhiệm vụ tưới. Mặt khác, theo báo cáo của Trạm Quản lý, khai thác thủy lợi Đức Trọng, nhà máy thủy điện Đạ R’Cao nằm chắn ngang dòng suối Đa Tam (tuyến suối dẫn nước từ đầu mối hồ Tuyền Lâm về đập dâng Quảng Hiệp) vận hành không hợp lý, không đảm bảo lưu lượng về hạ du gây ảnh hưởng trong việc cấp nước của đập dâng. Ở huyện Đạ Tẻh, mực nước hồ Con Ó đã xuống thấp hơn mực nước chết. Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, thời gian qua, tình trạng giảm nguồn cấp nước cục bộ đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng bình thường của khoảng 2.110ha cây trồng (huyện Lâm Hà 1.580ha, Đạ Tẻh 380ha, Cát Tiên 95ha, Bảo Lâm 35ha, Di Linh 20ha). Căn cứ vào dự báo của Đài Khí tượng, thủy văn tỉnh, từ nay đến hết tháng 4, Lâm Đồng ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa và mùa mưa có khả năng bắt đầu muộn hơn so với quy luật nhiều năm từ 10-15 ngày. Dự kiến ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán vẫn tiếp tục kéo dài, diện tích sản xuất chè, sầu riêng, hồ tiêu, cà phê, cao su... bị ảnh hưởng sẽ tăng thêm khoảng 2.153ha gồm Lâm Hà 1.600ha, Đạ Huoai 353ha, Di Linh 200ha. HỒ ĐẦY ẮP NƯỚC NHƯNG HẠ DU KHÔ KHÁT Rất nhiều công trình thủy lợi hàng trăm tỷ đồng ở Gia Lai đã hoàn thành nhưng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả do thiếu kênh nhánh dẫn nước. Qua nhiều năm, các kênh nhánh vẫn chưa được đầu tư xây dựng, ruộng đồng của người dân ngày càng khô khát. Hồ chứa nước Ia Rtô (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) có tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng, khởi công từ cuối năm 2018, hoàn thành cuối năm 2021. Hồ có mục tiêu cấp nước tưới cho 120ha lúa 2 vụ, 400ha mía và 80ha hoa màu trên địa bàn xã Ia Rtô; cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 40.000 người dân thị xã Ayun Pa góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho hơn 2.600 người dân tại xã Ia Rtô và xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, đã 3 năm kể từ ngày xây xong phần thân đập và hệ thống kênh chính, hồ chứa nước Ia Rtô luôn đầy nước nhưng vẫn chưa hoạt động và đưa nước về vùng tưới như kế hoạch. Nguyên nhân bởi chưa có hệ thống kênh nhánh nên không thể dẫn nước đến đồng ruộng, khiến hàng trăm ha đất của người dân vùng hạ du khô khát. Để có nước tưới, nhiều hộ dân phải đào ao chứa, kéo đường ống cả trăm mét rồi dùng máy bơm đưa nước về tích trữ. “Mấy năm rồi thủy lợi gần như không hoạt động, thỉnh thoảng xả nước vào ban đêm. Tận dụng những lúc thủy lợi xả nước, gia đình tranh thủ đưa nước vào trong ao tích trữ. Nhiều hộ dân phía gần đập chính đã chiếm dụng hết nguồn nước mỗi lần thủy lợi xả nước, các hộ ở dưới đợi mỏi mắt chẳng thấy giọt nào”, ông Nguyễn Văn Tiên (xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa) chia sẻ. QUẾ NHƯ - TIỀN LÊ - HUỲNH THỦY Quay cuồng trong nắng hạn Hàng nghìn héc-ta (ha) cây trồng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang đối mặt với nguy cơ khô hạn, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài trên diện rộng. Người dân huyện Đắk Mil (Đắk Nông) túc trực tại hồ để bơm nước Trước nhu cầu cấp bách về nguồn nước, mới đây HĐND tỉnh Gia Lai phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư các hệ thống kênh nhánh tưới nước tại hồ Ia Rtô, Plei Thơ Ga, Tầu Dầu 2, Pleikeo và đầu tư xây mới hồ chứa nước Cà Tung (huyện Đăk Pơ). Tổng kinh phí đầu tư các dự án trên khoảng 485 tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương. Bà H’Loan Uông, Chủ tịch UBND xã Yang Tao cho biết, toàn xã có hơn 2.700 hộ với trên 9.000 nhân khẩu, tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 96%, chủ yếu bà con người M’nông. Người dân trong xã chủ yếu làm nông, cuộc sống rất vất vả, tỉ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 31%. Bao năm qua, bà con gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn nước sinh hoạt và nước ăn, uống. Bởi đất ở trong buôn chủ yếu pha cát nên khi đào giếng rất hay bị sụt lún. Cũng có trường hợp khoan giếng nhưng đang khoan giữa chừng lại gặp đá cứng, đành bỏ ngang. Chưa kể, nguồn nước giếng bị đục, chua, nhiễm phèn, có mùi rất khó chịu nên họ chỉ sử dụng để tắm, giặt, còn nấu ăn, uống thì dùng nước suối. Tuy nhiên, mùa khô đến (bắt đầu từ tháng 3), hầu hết giếng nước bị trơ đáy, mạch nước nguồn ở suối cũng giảm mạnh. Hiện có hơn 600 hộ dân trên toàn xã trên phải tìm đến suối Dak Lôh Teh để lấy nước suối về sử dụng. Trong đó, có hơn 200 hộ dân ở 3 buôn (Dơng Yang, Năm Pă, Dơng Guôl) thiếu nước trầm trọng. Ngoài thiếu nước sạch, nước sinh hoạt, bà con trong xã cũng gặp khó khăn về nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô. HUỲNH THỦY Người dân phải hứng nước suối để sử dụng Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Yang Tao (huyện Lắk, Đắk Lắk) cứ lỉnh kỉnh chai lọ vào con suối trong rừng để lấy nước uống. Bởi, hầu như giếng nước bị đục, nhiễm phèn, có mùi hôi tanh không thể sử dụng. XUỐNG BIỂN TÂY NGUYÊN:

6 KHOA GIÁO n Thứ Ba n Ngày 2/4/2024 TRƯỜNG THUA LỖ, PHỤ HUYNH KHỔ THEO Chiều 1/4, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM ký văn bản gửi toàn thể phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), công bố thông tin số tài khoản và các khoản đóng góp chi phí hỗ trợ để đảm bảo hoạt động của trường. Tài khoản này gồm đại diện Sở GD&ĐT TPHCM, Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam và phụ huynh học sinh đồng sở hữu và xét duyệt. Động thái này diễn ra sau cuộc họp giữa các bên vào chiều 30/3, phần lớn phụ huynh đồng ý góp tiền để trường tiếp tục được hoạt động đến hết năm học. “Đã sắp hết năm học nên tôi không thể chuyển trường cho con, chấp nhận góp tiền. Còn hợp đồng góp vốn giữa tôi và trường thì tính sau, vì giờ có muốn sớm lấy lại tiền cũng không được nữa, kiện ra tòa thì không thể giải quyết ngày một ngày hai” - chị T, một phụ huynh chia sẻ với PV báo Tiền Phong. Theo phụ huynh này, chị có con học tại trường, được đào tạo chính khóa và miễn học phí trong suốt thời gian học. Điều kiện là chị cho trường vay tiền theo hợp đồng góp vốn. Đến nay, nhà trường đã nhiều lần “bội tín” vì liên tục thua lỗ, không đủ khả năng trả tiền lại cho chị. Đỉnh điểm, đến ngày 18/3, hơn 1.200 học sinh của trường phải nghỉ học vì giáo viên bị nợ lương kéo dài đã đình công. Để giải quyết, bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch hội đồng trường đưa ra phương án ngắn hạn là xin phụ huynh hỗ trợ khoản chênh lệch để bù giá học phí, với kinh phí dự kiến khoản 125 tỷ đồng. Phương án dài hạn, phụ huynh nào đã tham gia hợp đồng góp vốn với nhà trường sẽ được quy đổi giá trị hợp đồng thành cổ phần. Trường sẽ tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư dưới sự giám sát của sở ban ngành để tiến hành tái cấu trúc. Trao đổi trước phụ huynh, Thượng tá Vũ Thị Thúy Hà, Phó trưởng Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an TPHCM (PA03), cho hay đã khảo sát ý kiến và phần đông phụ huynh muốn con đi học lại. Để ổn định việc học của học sinh, phương án góp tiền là khả thi nhất. LỖ HỔNG PHÁP LUẬT TRONG CÁC HỢP ĐỒNG VAY VỐN Nhìn nhận về sự việc xảy ra ở Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên cho rằng, trong hoàn cảnh hiện tại, giải quyết việc học cho học sinh là quan trọng nhất. Phương án phụ huynh cùng góp tiền để duy trì việc học tới cuối năm là tích cực nhất nhưng cần giám sát chặt chẽ số tiền được sử dụng. Về phương án dài hạn, vị chuyên gia cho rằng nhà đầu tư mới nếu tiếp quản trường, vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết cũ, trừ trường hợp phụ huynh đồng thuận xóa nợ. Phụ huynh có quyền khởi kiện dân sự nếu trường không thực hiện đúng cam kết, hoặc có quyền tố cáo sai phạm tại trường nếu có dấu hiệu lừa dối, chiếm đoạt học phí của học sinh. “Trong trường hợp trường mất khả năng chi trả, cơ quan pháp luật có thể yêu cầu phong tỏa tài sản của trường để thực hiện việc trả nợ cho phụ huynh. Lúc này, trường không thể tiếp tục hoạt động hay bàn giao, thanh lý tài sản cho một nhà đầu tư mới. Việc cổ phần hóa trường phải thực hiện theo quyết định của tòa án về việc thanh lý tài sản của trường phục vụ việc trả nợ” - ông Nguyên cho biết. Vị chuyên gia khuyên phụ huynh nên cân nhắc ưu và khuyết điểm khi tham gia các gói “học phí 0 đồng”, “gói đầu tư giáo dục”. Ưu điểm là phụ huynh được hưởng phần lời đầu tư hấp dẫn trên lý thuyết, không phải đóng học phí hàng năm, không lo học phí tăng. Nhưng giữa lý thuyết và thực tế bao giờ cũng có khoảng cách. Phụ huynh dễ “nắm dao đằng lưỡi” vì gánh chịu vô số rủi ro như gặp phải tổ chức giáo dục lừa đảo, trường học phá sản, trường không đạt được mục tiêu đầu tư như kỳ vọng. “Chương trình quốc tế ở trường quốc tế có đặc thù riêng, có những giai đoạn phải học 2 năm liên tục mới lấy được bằng cấp nên nếu phải dừng đột ngột hay chuyển trường sẽ vô cùng bất lợi. Nếu không biết rõ về Để con không dang dở việc học, nhiều phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam chấp nhận đóng thêm tiền để trường trả lương cho giáo viên, dù trước đó đã cho trường vay vốn. Tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của phụ huynh cho thấy lỗ hổng về những hợp đồng góp vốn đang tồn tại ở các trường quốc tế. Hàng trăm phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam làm việc với chủ trường và các ban ngành, chiều 30/3 ẢNH: NHÀN LÊ VỤ TRƯỜNG QUỐC TẾ MỸ VIỆT NAM: CÓ BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ? Vụ việc liên quan đến Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Cá nhân ông nhìn nhận như thế nào về vụ việc này? Có thể nói, sự việc này không chỉ đơn thuần là riêng lẻ của một trường quốc tế, nên đòi hỏi chúng ta phải rà soát, đánh giá lại đối với cả một lĩnh vực rất nhạy cảm trong giáo dục đào tạo, đó là vấn đề liên doanh, liên kết, thực hiện mô hình hợp tác giáo dục của nước ngoài tại Việt Nam. Sự việc này không chỉ là vấn đề vốn, quyền lợi của học sinh, mà sâu xa còn phải đánh giá thật kỹ, để làm sao đảm bảo được chương trình, nội dung đào tạo trong mô hình liên kết này. Với những môn mang tính chất nền tảng, giáo dục nên cốt cách con người Việt Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam… được thể hiện như thế nào trong chương trình như vậy? Điều này cần phải hết sức quan tâm. Chưa nói đến vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, vốn, các trường quốc tế hiện nay, chúng ta có quản lý được khâu đào tạo về lịch sử, hay đào tạo về văn hóa, con người Việt Nam hay không? Do vậy, theo tôi cần phải rà soát lại một cách tổng thể mô hình liên kết này, vì nó liên quan đến các cấp học phổ thông, rồi lên đến cả đào tạo đại học. Vì thế phải hết sức cẩn trọng, đảm bảo chặt chẽ, vừa có hiệu quả trong hợp tác đào tạo, nhưng cũng phải chặt chẽ trong chương trình, cách thức giảng dạy. Vấn đề kiểm tra, giám sát việc huy động vốn ra sao sau vụ việc của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, thưa ông? Sự kiện của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, thực tế đây là mô hình hoạt động của một doanh nghiệp. Tuy pháp luật không cấm, nhưng phải đảm bảo một số vấn đề cơ bản. Trước tiên, phải đúng với chương trình, nội dung đào tạo và đảm bảo quyền lợi của người học cũng như người dân nói chung; đồng thời phải có sự giám sát, theo dõi theo quy định của pháp luật. Hiện nay, không chỉ trường này Rà soát tổng thể mô hình liên kết Từ vụ việc của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, trao đổi với Tiền Phong, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, cần phải rà soát lại một cách tổng thể mô hình liên kết này. Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Cần “bịt“ các lỗ hổng “Các đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến mô hình liên kết đào tạo, mô hình đào tạo quốc tế, làm sao vừa đảm bảo chất lượng nhưng phải phù hợp với chương trình học, phù hợp với việc đào tạo con người Việt Nam đúng với các điều kiện về lịch sử, văn hóa, chính trị, hoàn cảnh của Việt Nam… Làm sao để chúng ta có chất lượng đào tạo phù hợp nhất”. Ông TRỊNH XUÂN AN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==