Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh phía Bắc

0:00 / 0:00
0:00
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa tổ chức Hội nghị các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện nội dung về giáo dục nghề nghiệp - thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

Trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi và xây dựng nông thôn mới, đều có nội dung dự án về giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề. Mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, mở rộng quy mô, trình độ... từ đó nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.

Cụ thể, tiểu dự án 1 là "Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của tiểu dự án này là phát triển giáo dục nghề nghiệp về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối tượng tham gia là người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và người lao động có thu nhập thấp...

Với tiểu dự án 2 về "Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Chính phủ đặt mục tiêu sẽ là mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN, góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Về tiểu dự án 3 trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới đề cập nội dung "Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu thị trường; hỗ trợ thúc đẩy, phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn". Mục tiêu có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí về thu nhập; 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí về lao động...

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh phía Bắc ảnh 1

Nội dung về giáo dục nghề nghiệp trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đều triển khai rất chậm do gặp không ít vướng mắc.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra những khó khăn, rào cản trong quá trình triển khai các tiểu dự án về giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, khó khăn đầu tiên là do đối tượng, địa bàn tại 3 chương trình mục tiêu quốc gia có tính chất tương tự; trên một địa bàn có thể thụ hưởng kinh phí từ nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa nắm rõ về đối tượng, nội dung, hoạt động của các tiểu dự án, nội dung thành phần nên việc xây dựng, đề xuất kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn còn chưa sát thực tế, bảo đảm đúng đối tượng, phạm vi, nội dung thực hiện.

Tại Quảng Ninh, công tác giáo dục nghề nghiệp được xác định là một trong các nhiệm vụ, giải pháp được ưu tiên thực hiện hàng đầu. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 1.850 người (trong đó có 420 người dân tộc thiểu số), tạo việc làm tăng thêm ước cả năm 2022 đạt 13.200 lao động, bằng 100% kế hoạch năm, đảm bảo cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại hội nghị, các chuyên gia cũng trao đổi, thảo luận đề ra một số giải pháp, như: Xây dựng các mô hình đào tạo kết nối doanh nghiệp; thí điểm xây dựng mô hình bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đào tạo hoặc đào tạo lại cho người lao động.

Bên cạnh đó, công tác điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo yêu cầu về kỹ năng nghề trong tương lai; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập... nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo trên cả nước cũng được các chuyên gia đánh giá cần thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.