Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh

Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh
SVVN - Tình huống vẽ hết trang giấy mà hai đường thẳng vẫn không giao nhau không phải là điều hiếm gặp với những ai từng ngồi trên ghế nhà trường.

Đời học trò có bao nhiêu niềm vui thì cũng có bấy nhiêu rắc rối lớn nhỏ. Ngoài những rắc rối liên quan tới 'gà bông', bè bạn thì chính các môn học luôn là thứ đem lại những "nỗi đau đầu" lớn nhất.

Bài tập tìm điểm giao nhau giữa hai đường thẳng là dạng đề không thể quen thuộc hơn đối với học sinh. Điều "dở khóc, dở cười" nhất mà chắc hẳn ai cũng từng trải qua chính là việc vẽ tràn hết trang giấy mà hai đoạn đường thẳng được chứng minh là giao nhau vẫn không chịu giao nhau trên mặt giấy.

Nhưng "nhất quỷ nhì ba thứ ba học trò", nếu môn hình học có bao nhiêu cách để gây khó dễ cho người giải thì các cô cậu học sinh cũng có bấy nhiêu cách sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Nhiều học sinh đã chia sẻ những lần "khóc không được, cười không xong" khi vật vã làm mọi thứ để hai đường thẳng có thể "gặp nhau". 

Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh ảnh 1
Giấy luôn là biện pháp được sử dụng thường xuyên để "chữa cháy" cho dạng bài tập này. (Ảnh: Trương Phan Minh Thảo)

Bạn N.P. Linh chia sẻ: "Hình như ai đi học cũng gặp trường hợp này, vẽ kéo dài cả 2 trang giấy cũng không thấy điểm giao nhau ở đâu, cuối cùng đành kéo xuống dưới dù biết mình làm như thế là sai".

Biện pháp này của Linh được nhiều người áp dụng, đó là chắp thêm giấy vào để vẽ tiếp cho hai đường thẳng có một nơi để có thể giao nhau.

Không ít trường hợp vì "uốn nắn" mà đường thẳng cong vòng, không ít trường hợp vẽ thẳng "chuẩn" thì đầu hai đoạn thẳng nằm ở bàn bên này còn điểm giao nhau lại nằm tận bên bàn người ngồi cạnh.

Bạn P.T. Hải cũng chia sẻ: "Làm bài tập ở lớp hay về nhà còn chống chế bằng cách vẽ thêm chứ đi thi hay kiểm tra là xác định xin giấy mà viết, vẽ lại".

Với sự bùng nổ của mạng xã hội như hiện nay, chỉ cần một nút đăng là những điều nhỏ nhặt nhưng thú vị có thể ngay lập tức trở thành tâm điểm.

Và dưới đây là những thành phẩm "dở khóc dở cười" đang được học sinh truyền tay nhau trên mạng xã hội:

Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh ảnh 2
Trường hợp này phải dùng tận 3 tờ giấy note chồng lên nhau. (Ảnh: Chang Chang)
Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh ảnh 3
Một bài toán hình học phẳng cũng không thoát khỏi "số phận" này. (Ảnh: Lê Ngọc Mai)
Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh ảnh 4
Khi bạn lỡ vẽ hình to... (Ảnh: Thảo Vy)
Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh ảnh 5
Hình học không gian thì không có gì phải bàn cãi. (Ảnh: Mai Phạm)
Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh ảnh 6
Hết giấy note thì ghim bấm cũng là một cách có thể áp dụng được. (Ảnh: Joh Eun Su Ib)
Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng: Chuyện "dở khóc dở cười" của đời học sinh ảnh 7
Giao điểm có cắt nhưng ở bàn kế bên... (Ảnh: Bảo Trâm)
Theo http://hoahoctro.vn
MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.