Tin được không, sự cáu gắt hóa ra không hề tệ như ta vốn nghĩ!

Tin được không, sự cáu gắt hóa ra không hề tệ như ta vốn nghĩ!
SVVN - Chúng ta vẫn luôn cho rằng cáu gắt và nóng tính là loại tính cách tiêu cực, nhưng bạn biết không, một nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng gắt gỏng đôi khi có thể mang lại nhiều lợi ích hơn ta tưởng đó!

Hàng ngày, chúng mình thường nhận được những lời khuyên như hãy nhìn nhận và suy nghĩ tích cực về cuộc sống, giảm căng thẳng, sống lạc quan. Nhưng, ít có ai khuyên chúng ta hãy chân thành với cảm xúc của chính mình. Điều đó không sai, nhưng có lẽ chúng ta cần có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

Sự thật là, cáu gắt hay nóng tính cũng mang lại cho ta những lợi ích nhất định. Theo BBC, những cảm xúc được cho là không tốt này lại giúp ta đưa ra quyết định sắc bén hơn, giảm nguy cơ tim mạch, thậm chí có thể mang lại mức thu nhật cao hơn, hôn nhân lâu bền và đời sống kéo dài hơn bình thường.

Tin được không, sự cáu gắt hóa ra không hề tệ như ta vốn nghĩ! ảnh 1
Sự cáu gắt đôi khi có thể mang lại những lợi ích mà ít ai ngờ đến luôn đấy (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, sự cáu gắt còn được chứng minh là giúp thúc đẩy khả năng sáng tạo. Matthijs Baas của đại học Amsterdam đã tiến hành nghiên cứu một nhóm học sinh bằng cách chia ra làm hai đội. Một đội được kích thích sự cáu giận bùng phát và tạo cho đội còn lại cảm giác buồn bã. Sau đó, cả hai sẽ viết một bài luận ngắn. Kế tiếp, họ có khoảng 16 phút để đưa ra nhiều ý tưởng nhất có thể nhằm cải thiện giáo dục về lĩnh vực tâm lý. Kết quả đúng như Baas mong đợi, đội tức giận đã mang đến nhiều ý tưởng tuyệt vời hơn.

Qua đó, Baas kết luận: “Cơn giận giữ là sự chuẩn bị cho cơ thể vận động những sáng kiến – nó cho bạn biết rằng bạn đang ở trong một trường hợp tồi tệ và mang đến cho bạn nguồn năng lượng cần thiết để thoát ra khỏi đó”.

Không những thế, việc cố kiểm soát cơn giận giữ có thể còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ý kiến này đã xuất hiện từ rất lâu trước đây, khi triết gia người Hy Lạp Aristotle cho rằng: Bằng việc thể hiện tất cả sự giận giữ, khó chịu ra bên ngoài, ta sẽ khiến những cảm xúc đó biến mất đi sau một lần được bộc phát. Ví dụ sau mỗi lần tức giận với bạn bè, người thân, nếu hai bên đều được thể hiện tất cả suy nghĩ của mình với đồi phương hẳn nhiên sẽ tốt hơn là mỗi người đều im lặng, kìm nén cảm xúc đó. Khi những hiểu nhầm và sự giận giữ cứ mãi âm ỉ cháy trong lòng, nút thắt sẽ không được tháo gỡ và mối quan hệ sẽ ngày một tệ đi. Đáng lo ngại hơn là cố kìm nén sự cáu gắt sẽ gây ra bệnh cao huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tin được không, sự cáu gắt hóa ra không hề tệ như ta vốn nghĩ! ảnh 2
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Thực tế, các nhà khoa học cũng đang dần công nhận rằng sự cáu gắt còn giúp cải thiện các kĩ năng xã hội như kĩ năng ngôn ngữ, trí nhớ và khiến chúng ta có những lý lẽ thuyết phục hơn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng mình được khuyến khích cư xử cáu gắt, nóng nảy, thường xuyên nhăn nhó và bi quan đâu nhé! Cuộc sống đa dạng, cảm xúc đa màu. Khi vượt qua được những lúc cảm xúc tồi tệ nhất, nóng nảy nhất, ta có thể sẽ hiểu thêm được giá trị của hạnh phúc. Còn nếu cứ giữ chặt những căng thẳng, bất an trong lòng, để nó lớn lên xanh tốt như một mầm cây hiểm họa, thì không chỉ bào mòn sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cuộc sống của chúng mình. 

Dù cáu gắt có lợi ích đến mấy, hãy đảm bảo rằng điều đó không trở thành thói quen và là một phương tiện để bạn làm tổn thương bản thân và những người xung quanh nhé!                                                            

Theo http://hoahoctro.vn
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm