Hoạt động tình dục giải phóng các hormone, chẳng hạn như testosterone trong giai đoạn hưng phấn tình dục, endorphin và oxytocin giúp giảm đau cơ và khớp. Tình dục cũng giúp lưu thông mạch máu và do đó giúp cải thiện chứng đau nửa đầu.
Hoạt động tình dục giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus hoặc nhiễm trùng như cúm. Do đó, nó là một yếu tố bổ sung cho chế độ dinh dưỡng và vắc-xin là hai chìa khóa để hệ miễn dịch cơ thể có thể thích nghi với bệnh tật.
Hoạt động tình dục giúp tăng tiết Serotonin còn được gọi là "hormone hạnh phúc". Và tình dục cũng giúp con người dễ đi vào giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trong quan hệ vợ chồng, hoạt động tình dục củng cố, tăng cường mối quan hệ lãng mạn, tình cảm, ham muốn. Tình dục giúp tăng sự tự tin vào bản thân. Cảm giác rằng bạn đang làm hài lòng người khác và thấy bản thân phấn khích làm tăng sự tự tin và sự an toàn của chính mình.
Hoạt động tình dục giúp đảm bảo mỗi người có được sức khỏe tình dục tốt, mà theo WHO định nghĩa là "trạng thái khỏe mạnh về thể chất, cảm xúc, tinh thần và xã hội". Nó là một phần không thể thiếu trong sức khỏe nói chung và thay đổi tùy theo mỗi giai đoạn trong cuộc đời của mỗi người. Ở tuổi nào cũng có thể học tập để nâng cao kỹ năng tình dục.
Mỗi người đều có những giai đoạn không có quan hệ tình dục, đó có thể là do lựa chọn cá nhân, hoặc do có khó khăn nhất thời hoặc thường xuyên trong quan hệ tình dục và ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục, hoặc do không có đối tác. Thiếu quan hệ tình dục có thể là nguyên nhân gây đau khổ tâm lý cho cá nhân hoặc cặp vợ chồng. Việc tự nguyện kiêng quan hệ tình dục có thể do cá nhân tự chọn vì lý do tâm linh, và họ giải quyết bằng cách tự thỏa mãn.
Hoạt động tình dục có thể diễn ra giữa những người khác giới hoặc đồng giới. Nó không chỉ giới hạn ở việc giao cấu. Tần suất quan hệ sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong cuộc đời của mỗi người.
Ở một số người, nói chung là ở nam giới (với tỷ lệ là 30 nam so với 1 nữ) xảy ra tình trạng nghiện tình dục hoặc có nhu cầu tình dục vô độ, không thể cưỡng lại được, ngày càng tăng, và không thể kiểm soát, tình trạng này gây ra những hậu quả tiêu cực đối với chính người đó cũng như những người xung quanh.
Chứng nghiện tình dục (xảy ra ở 3 đến 6% dân số theo kết quả của một số nghiên cứu) không phải lúc nào cũng được công nhận ngay từ đầu. Những người nghiện tình dục thường cố gắng phủ nhận tình trạng của họ. Với họ, điều này là bình thường. Nhưng dần dần, nhu cầu tình dục trở nên quá mức và không thể kiểm soát, dẫn đến việc bỏ bê nhiều hoạt động khác, điều này buộc họ phải ý thức được các rối loạn mình đang mắc phải.
Ở những người nghiện tình dục, chúng tôi đã ghi nhận được 3 triệu chứng lâm sàng chính:
- tần suất thủ dâm lên đến mười lăm đến hai mươi lần một ngày, có nguy cơ làm tổn thương cơ quan sinh dục và không thể kiềm chế kể cả ở nơi công cộng,
- liên tục thay đổi đối tác,
- xem quá nhiều các nội dung khiêu dâm trực tuyến (cybersex).
Nghiện tình dục thường đi kèm với các chứng nghiện khác, nhất là nghiện rượu hoặc ma túy như cocaine, vì loại ma túy này làm tăng cảm giác khoái cảm.
Cuốn sách Tình dục không chỉ là “chuyện ấy” của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, tâm thần và tình dục học Barte Nhi vừa được phát hành. Được sự đồng ý của đơn vị nắm giữ bản quyền là CLAZO – thương hiệu viết sách cho người nổi tiếng và tác giả, chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trích đăng một phần nội dung. Sách được phát hành tại các hệ thống nhà sách Phương Nam, FAHASA, TIKI, SHOPEE
Link đặt sách:Shopee: https://shopee.vn/S%C3%A1ch-T%C3%ACnh-D%E1%BB%A5c-Kh%C3%B4ng-Ch%E1%BB%89-L%C3%A0-Chuy%E1%BB%87n-%E1%BA%A4y--i.104288726.6453959186Tiki: https://tiki.vn/tinh-duc-khong-chi-la-chuyen-ay-p71001107.html