Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đến với vở diễn “Lá Hát Như Mưa”, Gen Z không chỉ được “xuyên không” về những năm 2000 mà còn được trải nghiệm sức mạnh của tình yêu vô hình xuất hiện giữa cuộc sống hữu hình. Đây cũng là một trong những hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm chào mừng thành công Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.

Trong tháng 12 này, sân khấu kịch Báo chí Nhân văn đã chính thức công diễn vở kịch Lá Hát Như Mưa. Đây là vở kịch dài thuộc dự án Sân khấu kịch Báo chí Nhân văn do CLB Kịch Khoa Báo chí & Truyền thông - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM sản xuất với mong muốn mang đến cho khán giả những trải nghiệm sâu sắc, vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ.

Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí ảnh 1
Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí ảnh 2

Sinh viên có mặt từ rất sớm để check-in. Nguồn: Fanpage Sân Khấu Kịch Báo Chí Nhân Văn

Lá Hát Như Mưa chủ yếu xoay quanh những vấn đề xã hội và thời đại cùng các mối quan hệ trong cuộc sống thường ngày, về tình yêu, tình người. Vì vậy, xuyên suốt vở kịch, Gen Z bắt gặp những địa điểm quen thuộc, đặc trưng của thành phố như Chợ Lớn - Bình Tiên, phà Thủ Thiêm...

Trong thời lượng 180 phút thưởng thức vở diễn, khán giả như được bước vào chuyến du hành thời gian từ hiện tại đến quá khứ. Niềm tin vào "sự sống" của tình yêu giữa hoài nghi, đau khổ và mất mát chính là thông điệp lớn nhất mà Sân khấu kịch Báo chí Nhân văn muốn gửi gắm thông qua Lá Hát Như Mưa.

Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí ảnh 3
Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí ảnh 4
Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí ảnh 5

Sân khấu được tái hiện sống động và chuyên nghiệp. Nguồn: Fanpage Sân Khấu Kịch Báo Chí Nhân Văn

Bên cạnh đó, đây là cơ hội để các bạn sinh viên trong và ngoài khoa đến hiểu rõ hơn về thể loại nghệ thuật kịch nói. Qua đó, gieo mầm nguồn cảm hứng đối với càng nhiều người yêu kịch, tạo sợi dây kết nối tình cảm của con người giữa cuộc sống đời thường.

Vở diễn có sự tham gia của hơn 30 diễn viên, được “ấp ủ” trong vòng 2 tháng và sẽ được công chiếu vào ba ngày 10/12, 16/12 và 23/12. Với thông điệp đầy ý nghĩa của sinh viên Nhân văn, Ban tổ chức hy vọng sẽ giúp các bạn Đoàn viên có ý thức trân trọng và xây dựng giá trị gia đình ở hiện tại và trong cả tương lai.

Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí ảnh 6

Với lối dàn dựng “phi tuyến tính", vở kịch dẫn dắt khán giả trở về quá khứ, thổn thức ngắm nhìn một thời yêu dấu đã qua. Nguồn: Fanpage Sân Khấu Kịch Báo Chí Nhân Văn

Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, Ban tổ chức vở kịch Lá Hát Như Mưa mong muốn gửi đến khán giả những thông điệp về sự tin tưởng vào niềm tin của tình yêu, những vấn đề thời sự cũng được truyền tải trọn vẹn đến khán giả.

“Đây cũng là cơ hội để các thành viên trong CLB được cọ xát với nhau để tạo nên một vở kịch hoàn chỉnh, tạo sự gắn kết cũng như những cảm xúc thăng hoa, cảm giác "đã" ở mỗi thành viên khi hoàn thành tác phẩm và được đông đảo quý khán giả công nhận.” - Ban tổ chức chia sẻ.

Tình người Sài Gòn qua lăng kính kịch nghệ "Lá Hát Như Mưa" của sinh viên báo chí ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng

“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng

Ngày 26/4, Đoàn đại biểu Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024 do đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư làm trưởng đoàn đã tới thăm khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.