"Chúng tôi đã thấy một số trường hợp những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào “những con la” trẻ mới 16 tuổi và chúng tôi đã phát hiện ra giao dịch có vẻ khác thường với hoạt động thông thường trên tài khoản."
Ngân hàng lớn nhất của Anh Lloyds cho biết, họ đã đóng băng 41 triệu bảng tiền mặt trong hơn 41.000 tài khoản bị nghi ngờ có nhiều tiền kể từ năm 2018 và trong ba tháng qua, cứ 10 người được xác định là lừa tiền thì có 7 người dưới 30 tuổi.
Theo Daily Mail, giới trẻ hiện nay muốn nhàn nhã nhưng nhiều tiền, điều này khiến họ dễ sa vào bẫy phạm tội. Trong thời gian cách ly dịch bệnh, sinh viên ít bận rộn, học online. Điều này đang khiến họ trở thành mục tiêu lừa đảo của tội phạm qua tài khoản ngân hàng. Một báo cáo của cơ quan tài chính Cifas, Anh Quốc cho biết: Năm ngoái, tỷ lệ “kiếm tiền” tăng đột biến ở những người dưới 30 tuổi và vấn đề hiện đang ở mức kỷ lục.
Mục tiêu của tội phạm
Số trường hợp nghi ngờ gian lận được báo cáo đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 364.643 trường hợp vào năm 2019, gần 84.000 trường hợp được xếp vào loại “lạm dụng sự tiện lợi sẵn có”. Gần 3/4 các trường hợp này, con số đã tăng 64% trong 5 năm qua, được báo cáo sau khi các ngân hàng nhận thấy các trường hợp nghi ngờ rửa tiền. Các ngân hàng đã trở nên lo ngại rằng, những người trẻ tuổi đang ngày càng được bọn tội phạm nhắm đến để hoạt động như những “con mồi” và nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất chính thông qua tài khoản ngân hàng của họ. Dữ liệu cho thấy, 62% các trường hợp nghi ngờ, có gian lận tiền được báo cáo cho Cifas liên quan đến những người dưới 30 tuổi.
Nhiều người dường như không nhận thức được rủi ro khi nộp đơn đăng ký tại một quảng cáo tuyển dụng để được cung cấp tiền dễ dàng hoặc trả lời một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, hoặc để ai đó chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của họ và sau đó đi hoán đổi lại. Những người được Cifas để ý, với điểm nhấn là “This is Money” ( Đây là Tiền) đã được báo cáo trước đây đôi khi được phát hiện là tiền không rõ ràng, có thể bị đóng băng tài khoản ngân hàng và không thể cầu cứu xin bất kỳ thứ gì từ hợp đồng điện thoại gọi đến.
Và những người bị kết tội lạm dụng tiền thậm chí có thể phải đối mặt với án tù lên đến 14 năm.
Ba sinh viên đại học trong độ tuổi từ 20 đến 28 đã bị kết án 38 tháng tù giam vào tháng 9 năm ngoái sau khi họ giúp tội phạm rửa số tiền 64.500 bảng Anh được đánh cắp trong một vụ lừa đảo từ một phụ nữ ở độ tuổi 80 tuổi. Tội phạm chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng của sinh viên sau đó được trả lại. Giờ đây, với năm đại học cận kề và thanh niên 18-21 tuổi đặc biệt có nguy cơ trở thành mục tiêu của tội phạm, các ngân hàng đã kêu gọi sinh viên cảnh giác.
Mảnh đất đang màu mỡ
Ross Martin, người đứng đầu bộ phận an toàn kỹ thuật số tại Barclays, cho biết: 'Đây là thời điểm chính để những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào giới trẻ với chiêu dụ kiếm tiền dễ dàng".
Vấn nạn lừa đảo có thể đặc biệt hấp dẫn với tình hình thị trường việc làm hiện nay và nhu cầu kiếm thêm tiền nếu tài chính gia đình eo hẹp. “Luôn luôn nghiên cứu và kiểm tra xem công việc đó có hợp pháp không - đừng có nguy cơ làm tổn hại đến sự nghiệp và tài chính trong tương lai của bạn.” Sinh viên đã được cảnh báo không bao giờ cho phép một công ty sử dụng tài khoản ngân hàng của họ để chuyển tiền tới hoặc chấp nhận một công việc yêu cầu họ làm như vậy và phải cảnh giác với những lời quảng cáo “ngồi mát ăn bát vàng”. Họ cũng nên tránh tiếp cận các quảng cáo trên mạng xã hội cung cấp các kế hoạch làm giàu nhanh chóng và nói chuyện với người mà họ không tin tưởng nếu họ cảm thấy áp lực khi nhận tiền vào tài khoản ngân hàng của mình.
Ngân hàng Barclays trước đó đã phát hiện 3/10 “con la” có tiền gian lận được báo cáo vào năm 2018 dưới 21 tuổi, tăng 13% trong các tài khoản bị nghi ngờ từ năm 2018 đến 2019. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số lượng lớn thanh niên không nhận thức được hậu quả của việc rửa tiền, dù là cố ý hay vô tình. Bảy trong số 10 sinh viên đại học được thăm dò bởi Barclays cho biết, họ không nhận thức được hậu quả, trong khi cuộc thăm dò riêng từ Santander cho thấy cùng số người trên không biết “con la” là gì. Ngân hàng cho biết, hơn một nửa trong số những “con la” bị nghi ngờ là dưới 25 tuổi vào năm 2018, 27% người được khảo sát sẽ nhấp vào một bài đăng tuyển dụng trên mạng xã hội với tiêu đề kiếm tiền dễ dàng.
Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) thông báo vừa triệt phá một đường dây rửa tiền xuyên quốc gia, bắt giữ hơn 228 đối tượng liên quan ở 31 quốc gia. Cuộc điều tra nằm trong Chương trình hành động chống phạm tội chuyển tiền châu Âu (EMMA), nhằm vào những kẻ đóng vai trò là “người vận chuyển” cho hoạt động rửa tiền ở “lục địa già”. Qua đó, Europol cũng cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các giao dịch đáng ngờ, tránh để kẻ xấu lợi dụng chuyển tiền phi pháp.