Trải nghiệm học trực tuyến tối ưu: Khó mà dễ

SVVN - Dạy và học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế nhằm đối phó với những gián đoạn do đại dịch COVID-19, mà còn là cơ hội để đổi mới phương pháp dạy và học, tận dụng được tối đa những gì thời đại số đem đến. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người học có được những trải nghiệm học tập trực tuyến tối ưu?

Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy

Điểm cốt lõi giúp trải nghiệm học trực tuyến “mang hơi thở” của lớp học trực tiếp là đẩy mạnh tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, và bổ sung các hoạt động đa dạng để tạo hứng thú cho người học.

Trải nghiệm học trực tuyến tối ưu: Khó mà dễ ảnh 1 Học trực tuyến là cơ hội để đổi mới phương pháp dạy và học, tận dụng được tối đa những gì thời đại số đem đến.

Tại RMIT Việt Nam, đơn vị vừa đưa toàn bộ chương trình đại học, sau đại học và tiếng Anh lên giảng dạy trực tuyến, các lớp học đang được thực hiện qua phần mềm Collaborate Ultra được tích hợp trên hệ thống quản lý học trực tuyến Canvas mà trường vẫn thường xuyên sử dụng bấy lâu nay.

Nền tảng này có nhiều chức năng vượt trội, trong đó có chia nhóm để thảo luận trực tuyến. Giống như trong lớp học trực tiếp, sinh viên có thể giơ tay phát biểu, trình bày nhóm, viết và vẽ trên bảng – chỉ khác là mọi thứ đều trên thế giới ảo. Giảng viên cũng có thể khảo sát ý kiến và làm trắc nghiệm ngay trong giờ học.

Cô Phan Minh Hòa, giảng viên Khoa Kinh doanh và Quản trị ĐH RMIT, chia sẻ rằng nếu như trước kia thỉnh thoảng cô mới dùng trắc nghiệm trực tuyến trong giờ học để “đổi không khí”, thì giờ đây cô cho sinh viên làm trắc nghiệm trung bình hai lần trong mỗi buổi học trên các nền tảng miễn phí như Quizziz, Socrative hay Kahoot, để thu hút sinh viên và giúp các bạn thống kê kiến thức vừa học.

Tôi còn tích cực áp dụng các hoạt động khác như thảo luận nhóm, lập bản đồ tư duy (mind map), hay “trưng cầu dân ý” vào cuối giờ. Tuy thời gian học trực tuyến mỗi buổi không dài, nhưng vẫn cần đa dạng hoạt động và sắp xếp thời gian vừa đủ để sinh viên không mệt vì nhìn máy lâu”, cô Hòa cho biết.

Kết nối ngoài giờ học

Ngoài giờ học trực tuyến, việc kết nối thường xuyên với sinh viên là cần thiết để mang lại trải nghiệm học toàn diện cho các bạn. Đây cũng là cách giảng viên động viên tinh thần và giúp sinh viên tiến bộ.

Trải nghiệm học trực tuyến tối ưu: Khó mà dễ ảnh 2 Các nền tảng học trực tuyến hiện đại thường bao gồm nhiều chức năng mô phỏng lớp học trực tiếp, như giơ tay phát biểu, thảo luận nhóm...

Tại RMIT, các thầy cô sẽ gửi câu hỏi trắc nghiệm, bài tập nhóm, tài liệu tham khảo xuyên suốt tuần để củng cố kiến thức cho sinh viên. Nhiều thầy cô còn gửi email chia sẻ gợi ý giúp sinh viên phát triển kỹ năng thích ứng hay định hướng mục tiêu học tập.

Nếu gặp khó khăn, sinh viên có thể liên hệ với giảng viên qua nhiều kênh khác nhau như email, trò chuyện hay đặt hẹn trao đổi trực tuyến.

Trường còn khuyến khích sinh viên tham vấn bộ phận Hỗ trợ kỹ năng học tập (SAS) để được tư vấn học thuật hay tìm trợ giảng trực tuyến.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên khoa Kinh doanh và Quản trị, RMIT Việt Nam, chia sẻ: “Tôi thường trò chuyện riêng với sinh viên nhằm tạo cơ hội để đôi bên hiểu được khó khăn của nhau. Đôi khi, tôi cũng làm khảo sát trực tuyến sau giờ học để biết được phản hồi của cả nhóm sinh viên”.

“Hệ thống quản lý học tập trực tuyến mà RMIT hiện đang sử dụng còn có công cụ đo lường thời gian sinh viên hoạt động trên nền tảng này. Đây là nguồn tham khảo để giảng viên có cơ sở nhắc nhở, động viên những bạn có biểu hiện sao nhãng. Tất nhiên, những phản hồi này đều thông qua email hoặc trò chuyện trực tuyến riêng”, cô Hòa cho biết thêm.

Đánh giá năng lực từ hoạt động thực tế

Khác với nhiều trường trong nước, đa phần các môn học tại RMIT đã được chuẩn hóa theo định hướng đánh giá năng lực từ bài tập thực tế (authentic assessment). Cách đánh giá này chú trọng vào những khả năng sinh viên cần có để đáp ứng yêu cầu công việc và đòi hỏi các em phải ứng dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt.

Trải nghiệm học trực tuyến tối ưu: Khó mà dễ ảnh 3 Ngoài giờ học trực tuyến, việc kết nối thường xuyên với sinh viên là cần thiết để mang lại trải nghiệm học toàn diện.

Sinh viên không phải thi cuối kỳ hay đến trường để nộp bài mà hoàn toàn có thể hoàn thành bài tập, dự án, báo cáo hay thuyết trình trên nền tảng trực tuyến.

TS Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, “ví dụ như môn Tổng quan về chuỗi cung ứng và logistics mà tôi đang phụ trách, tôi yêu cầu sinh viên làm các áp phích hay video về quá trình vận hành, cũng như những vấn đề thường gặp của một chuỗi cung ứng. Các em có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân trên các nền tảng số”.

Các thầy, cô tại RMIT cũng chú ý điều chỉnh bài tập để phù hợp với những công cụ mà sinh viên có tại nhà. Cách làm này đang được thực hiện hiệu quả không chỉ với các môn thuộc ngành kinh doanh và quản trị, mà cả với ngành truyền thông và thiết kế.

“Trong môn Chỉ đạo nghệ thuật mà tôi giảng dạy, thay vì yêu cầu các em làm một clip quảng cáo truyền hình dài 30 giây, thì giờ đây, tôi giao cho các em làm ba clip teaser cho nền tảng mạng xã hội, mỗi clip dài 10 giây”, cô Michal Teague, giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế, cho hay.

“Các em có thể sử dụng các tư liệu video và hình ảnh nguồn mở (miễn phí), quay clip bằng điện thoại và xử lý hậu kỳ bằng ứng dụng trên thiết bị thông minh. Đây là những cách làm phù hợp với xu hướng marketing và truyền thông trên mạng xã hội hiện nay”.

Trải nghiệm học trực tuyến tối ưu: Khó mà dễ ảnh 4 Phương pháp đánh giá năng lực theo hoạt động thực tế mang lại sự linh hoạt cho người dạy và người học.

“Cách làm này cũng mô phỏng rất sát thực tế, khi mà nhiều khách hàng ngoài đời thực chỉ có ngân sách hạn chế và nhà cung cấp dịch vụ phải sáng tạo trong khuôn khổ nguồn lực sẵn có”, cô Teague nhận định.

Tương lai dạy và học

Như TS Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, “làm mới giáo trình giảng dạy và cách học tập sẽ là thách thức, đồng thời là cơ hội rất tốt để tăng trải nghiệm học”.

Còn cô Teague cho biết bản thân cô đã học nhiều khóa học trực tuyến và nhận thấy đây là cách tuyệt vời để cập nhật kỹ năng, mở rộng hiểu biết, giúp bản thân trở thành một nhà giáo tốt hơn.

Trong bối cảnh nguồn lực tại nhiều trường học ở Việt Nam còn hạn chế, học trực tuyến có thể chưa thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp, song việc kết hợp hai cách tiếp cận này là xu hướng của tương lai và cần được đầu tư bài bản từ phía nhà trường.

“Có một số sinh viên hỏi tôi, khi dịch bệnh qua đi và các em quay lại học ở giảng đường thì thỉnh thoảng có được học trực tuyến không. Điều này cho thấy với một số sinh viên, việc học trực tuyến là phương thức học phù hợp và có thể được áp dụng cùng các phương án khác”, TS Nguyễn Mạnh Hùng nói.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).
Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.