Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn (24/2/1979 – 24/2/2024) và 30 năm thành lập Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Quân đoàn 14 (1994 - 2024), tại thành phố Lạng Sơn diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân những Anh hùng liệt sỹ, cán bộ chiến sỹ đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân, giữ yên bờ cõi tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Trong sáng 21/2, Ban liên lạc CCB Mặt trận Lạng Sơn - Quân đoàn 14, Quân khu 1 tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Hoàng Đồng (thành phố Lạng Sơn) và 11 khu nghĩa trang của 7 huyện trên địa bàn Lạng Sơn. Tham dự có Thượng tướng Bế Xuân Trường - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Như Hoạt - nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, Trưởng ban liên lạc CCB Mặt trận Lạng Sơn - Quân đoàn 14, cùng đại diện một số sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố Lạng Sơn.

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 1

Các ban, ngành, đoàn thể dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sỹ Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. Ảnh: Duy Chiến

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 2

Đại diện các ban, ngành, đoàn thể thắp tâm nhang tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ. Ảnh: Duy Chiến

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 3
Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 4

Tri ân những đồng đội đã hy sinh. Ảnh: Duy Chiến

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 5

Trung tướng Nguyễn Như Hoạt - Trưởng ban liên lạc CCB Mặt trận Lạng Sơn, thắp nhang tại Pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: Duy Chiến

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 6

Tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ hy sinh tại biên giới Đồng Đăng- Lạng Sơn. Ảnh: Duy Chiến

Trung tướng Nguyễn Như Hoạt cho biết: Quân đoàn 14 ra đời theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 24/2/1979. Quân đoàn 14 có nhiệm vụ thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang gồm 5 sư đoàn bộ binh (F3, F327, F337, F338, F347) cùng các đơn vị trực thuộc gồm trung đoàn pháo binh, cao xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin, đặc công. Cùng với quân, dân Lạng Sơn, Quân đoàn đã có nhiều trận đánh lớn trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, như: trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của Sư đoàn 3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của Sư đoàn 337, trận đánh tập kích vào sau lưng địch của Sư đoàn 338. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, một địa danh lịch sử của Lạng Sơn.

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 7

Các đồng đội gặp lại nhau sau 45 năm. Ảnh: Duy Chiến

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 8

Đoàn Cựu chiến bị Quân đoàn 14 thăm Pháo đài Đồng Đăng - cửa thép tuyến đầu biên giới. Ảnh: Duy Chiến

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 9

Nhân dân thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) vui mừng gặp lại các cựu chiến binh tại chiến trường xưa. Ảnh: Duy Chiến

Tri ân những người lính giữ đất biên giới Lạng Sơn ảnh 10

Cuốn sách truyền thống Quân đoàn 14 được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Quân đoàn - Mặt trận Lạng Sơn.

“Cuộc chiến tranh biên giới đã lùi xa, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta luôn hướng tới xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Nhớ lại lịch sử là khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nhắc nhớ lại truyền thống 45 năm thành lập Quân đoàn 14, tôn vinh và tri ân những đồng bào, đồng chí đã từng chiến đấu hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương; giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân và xương máu để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc”, Trung tướng Nguyễn Như Hoạt nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban liên lạc CCB Quân đoàn 14, đại diện cán bộ, chiến sỹ đã từng tham gia chiến đấu, bảo vệ tuyến biên giới Lạng Sơn và sở, ngành địa phương đã gặp mặt, ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đoàn và ra mắt cuốn sách tư liệu lịch sử: “Cánh cửa thép Lạng Sơn”.

MỚI - NÓNG