‘Trong thời đại 4.0, người thầy phải học tập và chịu học tập suốt đời’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tại buổi gặp gỡ với 1.000 sinh viên Khoa Y (ĐHQG TP. HCM), GS Phạm Mạnh Hùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: “Không thể phủ nhận những lợi ích của sự phát triển khoa học kỹ thuật khi ứng dụng trong đời sống của con người và xã hội. Đối với ngành y cũng vậy. Tuy nhiên, dù khoa học công nghệ phát triển đến đâu thì nó cũng do con người tạo ra và do con người áp dụng. Nếu chúng ta không làm chủ được khoa học công nghệ thì hậu quả để lại cũng rất lớn”.

Hơn 1.000 giảng viên, sinh viên Khoa Y ĐHQG TP. HCM đã tham dự buổi trò chuyện của GS Phạm Mạnh Hùng về chủ đề “Đạo đức y tế trong thời đại khoa học công nghệ 4.0”, tại Hội trường Trần Chí Đáo, Nhà Điều hành ĐHQG TP. HCM và trực tuyến trên nền tảng Zoom, ngày 19/11.

GS Phạm Mạnh Hùng cho biết, có 4 thách thức lớn đối với người thầy thuốc gặp phải trong thời đại 4.0. Đó là người thầy phải học tập và chịu học tập suốt đời để có kiến thức và tay nghề phù hợp với trình độ khoa học tiên tiến; việc ỷ lại vào công nghệ và coi nhẹ mối quan hệ lâm sàng (mặt đối mặt) giữa người thầy thuốc với người bệnh; lạm dụng kỹ thuật cao và dùng cơ thể người bệnh làm thử nghiệm để chứng minh cho tiến bộ của công nghệ mới.

‘Trong thời đại 4.0, người thầy phải học tập và chịu học tập suốt đời’ ảnh 1

GS Phạm Mạnh Hùng chia sẻ với các bạn sinh viên về chủ đề “Đạo đức y tế trong thời đại khoa học công nghệ 4.0”. (Ảnh: Khoa Y, ĐHQG TP. HCM)

GS Phạm Mạnh Hùng cho biết, không thể phủ nhận những lợi ích của sự phát triển khoa học kỹ thuật khi ứng dụng trong đời sống của con người và xã hội. “Đối với ngành y cũng vậy. Tuy nhiên, dù khoa học công nghệ phát triển đến đâu thì nó cũng do con người tạo ra và do con người áp dụng. Nếu chúng ta không làm chủ được khoa học công nghệ thì hậu quả để lại cũng rất lớn”, GS Phạm Mạnh Hùng bày tỏ.

Trên thế giới và tại Việt Nam, sự phát triển của khoa học công nghệ ngành y tế đã tạo ra những thuận lợi trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe cho con người như: Tiến bộ trong kỹ thuật thông tim và khai thông tắc mạch vành đã cứu sống rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim do xơ vữa mạch vành, điều mà cách đây 20 đến 30 năm không thể làm được. Hay sự thành công trong việc mổ nội soi đã giúp giảm đi rất nhiều sự can thiệp nặng nề vào cơ thể người bệnh…

(GS Phạm Mạnh Hùng)

‘Trong thời đại 4.0, người thầy phải học tập và chịu học tập suốt đời’ ảnh 2

Các bạn sinh viên đặt câu hỏi với GS Phạm Mạnh Hùng. (Ảnh: Khoa Y, ĐHQG TP. HCM)

Nhắn nhủ với sinh viên Khoa Y (ĐHQG TP. HCM), GS Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Là bác sĩ trong tương lai, các bạn cần có được cái nhìn tổng quan, có hướng đi cụ thể, tận dụng thành công của khoa học kỹ thuật trong y học nhưng không được lơ là mà phải luôn nâng cao đạo đức y tế. Dù ở đâu, công nghệ càng cao, y đức càng phải sáng. Nếu không, sự xuống cấp của đạo đức y tế sẽ bị che lấp và được ngụy biện bằng công nghệ”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…