Trung Quốc muốn thống trị châu Á

Trung Quốc muốn thống trị châu Á
TPO - Một số học giả quốc tế cho rằng, Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền ảnh hưởng trong khu vực, khuấy động biển Đông để nâng cao uy tín trong nước của đảng cầm quyền.

Tại một diễn đàn diễn ra ở Đại học Philippines hôm 9/6, ông Robert Sutter, Giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington (Mỹ), nói rằng, Trung Quốc muốn củng cố yêu sách chủ quyền lãnh thổ của họ như một khẩu hiệu cho đảng cầm quyền, trong bối cảnh uy tín của đảng này đang suy giảm nghiêm trọng trong nước.

GS Sutter cho rằng, không phải nhu cầu bảo đảm lương thực và năng lượng cho dân số hơn 1 tỷ người là động lực khiến Trung Quốc muốn chiếm giữ các vùng biển giàu tài nguyên. 

“Đó là vấn đề sống còn hay củng cố quyền lực? Tôi không nghĩ đó là động lực. Đây là vấn đề hệ tư tưởng, là chủ nghĩa dân tộc, nên vấn đề chủ quyền biển đảo được đặt lên hàng đầu trong chính sách của chính quyền Trung Quốc”, ông Sutter nói.

Nhà nghiên cứu Bonnie Glaser ở Hội đồng Quan hệ quốc tế Philippines cho rằng, Trung Quốc có thể đang là đối trọng với Mỹ và cạnh tranh với cường quốc phương Tây để giành quyền ảnh hưởng trong khu vực.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.