Trung thu sớm cho trẻ em dân tộc Khmer ở Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhân dịp Tết Trung thu 2023, phóng viên báo Tiền Phong tại Cà Mau vận động, phối hợp cùng các nhà hảo tâm tặng quà cho các em học sinh dân tộc Khmer tại Trường PTDT Hữu Nhem.

Chiều 23/9, phóng viên báo Tiền Phong tại Cà Mau phối hợp với đại uý Hồ Minh Tưởng, cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức trao quà Trung thu sớm cho học sinh dân tộc Khmer tại Trường (Phổ thông dân tộc) PTDT Hữu Nhem.

Trung thu sớm cho trẻ em dân tộc Khmer ở Cà Mau ảnh 1

Đại uý Hồ Minh Tưởng, cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Cà Mau trao quà Trung thu cho các em học sinh.

Tết Trung thu năm nay, phóng viên báo Tiền Phong cùng đại uý Hồ Minh Tưởng đã vận động được các phần quà gồm: Bánh, tập học sinh, lồng đèn Trung thu…cho 28 học sinh của trường. Tổng giá trị các phần quà khoảng 20 triệu đồng, tuy là món quà đơn giản nhưng mang lại niềm vui cho các em nhỏ nơi đây.

Cầm trên tay những phần quà, em Lâm Ngọc Ngân (học sinh lớp 8) vui mừng cho biết, đây là lần đầu tiên em được nhận nhiều quà đến vậy vào ngày Tết Trung thu. "Em vui lắm và mong rằng năm nào cũng được nhận quà như này”, Ngân nói.

Trung thu sớm cho trẻ em dân tộc Khmer ở Cà Mau ảnh 2

Các em học sinh hân hoan đón nhận quà Trung thu.

Em Hà Mỹ Tiên (học sinh lớp 9) Trường PTDT Hữu Nhem thay mặt các bạn gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ. Theo Tiên, những phần quà được nhận dịp Tết Trung thu năm nay là kỷ niệm đẹp đối với các em. Đây cũng là sự động viên, khích lệ để các em tiếp tục học tập tốt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.

Đại uý Hồ Minh Tưởng, cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Cà Mau tâm sự: Dù mỗi phần quà giá trị chưa nhiều, nhưng nhìn thấy ánh mắt các em học sinh háo hức, vui thích, bản thân chúng tôi cũng thấy vui lây, thấy việc làm của mình có ý nghĩa.

Trường PTDT Hữu Nhem nằm trên địa bàn ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, được xây trên phần đất của chùa Cao Dân, diện tích hơn 200m2. Đây là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử của liệt sĩ - cố Hòa thượng Hữu Nhem, Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đây là trường cấp 2 duy nhất cho con em đồng bào dân tộc Khmer của huyện Thới Bình. Trường có tổng sĩ số 28 em học sinh. Các em hầu hết là người dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.