Trường Đại học Ngoại ngữ nhưng tiêu chí tuyển sinh ngoại ngữ chỉ là... phụ?

0:00 / 0:00
0:00
Trường Đại học Ngoại ngữ nhưng tiêu chí tuyển sinh ngoại ngữ chỉ là... phụ?
TPO - Trong đề án tuyển sinh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội có phương thức xét tuyển lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức dù kỳ thi này không có môn ngoại ngữ.

Theo đề án Tuyển sinh năm 2021 vừa được công bố, trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) xét tuyển theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (480 chỉ tiêu chiếm 30%); xét kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia (800 chỉ tiêu chiếm 50% ); xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQGHN cộng với tiêu chí phụ (320 chỉ tiêu, tương đương 20%).

Điều đáng nói, kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN không có môn thi ngoại ngữ, vì vậy, trường ĐHNN xét thêm tiêu chí phụ là điểm trung bình chung 5 học kỳ môn ngoại ngữ đạt từ 7,0 điểm trở lên. Thí sinh được đăng ký xét tuyển 1 nguyện vọng. Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi đánh giá năng lực của thí sinh để xét từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu.

Như vậy, với cách xét tuyển này, thí sinh chỉ cần đạt điểm học bạ trung bình môn ngoại ngữ (5 học kỳ) từ 7,0, nhưng có điểm thi đánh giá năng lực cao đủ để cạnh tranh, là đã có thể trúng tuyển vào trường ĐHNN, ĐHQGHN.

Trong khi trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, trường ĐH Y dược, ĐHQGHN lại không lấy kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐH này xét tuyển vì yêu cầu đào tạo đặc thù của trường cần dựa vào kết quả thi môn sinh và môn hóa của thí sinh. Còn kỳ thi ĐGNL học sinh THPT năm 2021 của ĐHQGHN không tổ chức thi 2 môn này mà chỉ có bài thi khoa học, trong đó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên, cả khoa học xã hội.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.