Trường ĐH Fulbright Việt Nam kết hợp cùng UNDP nghiên cứu chính sách kinh tế Việt Nam

SVVN - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) ký Biên bản Ghi nhớ (MOU), xác lập khuôn khổ hợp tác trong những lĩnh vực quan tâm chung. Theo đó, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) sẽ phối hợp cùng UNDP thực hiện các phân tích và nghiên cứu mới về các vấn đề chính sách kinh tế.    

Hai bên sẽ cùng tổ chức diễn đàn thường niên dành cho các học giả, giới doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội để thảo luận các định hướng chính sách và kết quả kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Trọng tâm của biên bản ghi nhớ là nỗ lực xây dựng năng lực cho các tổ chức học thuật của Việt Nam để có thể tham gia tích cực hơn vào các thảo luận về chính sách kinh tế và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các trường đại học, Chính phủ, giới doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Hai bên tin tưởng rằng các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với nhiều thành phần trong xã hội sẽ góp phần tăng cường nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với các thành tựu, thách thức và lựa chọn chính sách mà Việt Nam phải đối mặt.

“Những thảo luận thực chất và cầu thị giữa các bên hữu quan – bao gồm nhà làm chính sách, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp, và các tổ chức xã hội – về những vấn đề chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nỗ lực cải cách và phát triển của Việt Nam…”, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc FSPPM cho biết.

Thoả thuận hợp tác vừa được ký kết giữa UNDP và FUV là bước phát triển mới từ nền tảng hợp tác của Chương trình Lãnh đạo Quản lý Cao cấp Việt Nam (VELP). Trong giai đoạn 2008 - 2012, UNDP đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam, Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (tiền thân của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright) tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách thường niên với lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

Trường ĐH Fulbright Việt Nam kết hợp cùng UNDP nghiên cứu chính sách kinh tế Việt Nam ảnh 1FUV và UNDP xây dựng năng lực cho các tổ chức học thuật để tham gia sâu vào nền kinh tế.

 “Fulbright đã có những kinh nghiệm và uy tín từ quá trình nghiên cứu chính sách, kinh tế Việt Nam toàn diện và liên tục từ cuối thập niên 1980, đặc biệt thông qua Chương trình Lãnh đạo Quản lý Cao cấp Việt Nam (VELP). Tôi tin rằng, các học giả, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại Fulbright sẽ tiếp tục đóng góp cho những nghiên cứu, phân tích độc lập, khách quan, sâu sắc và thẳng thắn mang tinh thần xây dựng trong các cuộc thảo luận đóng góp cho những định hướng chính sách tích cực, giúp gia tăng hiểu biết của xã hội về những thách thức cũng như cơ hội mà Việt Nam đang đối mặt” – bà Đàm Bích Thuỷ, Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam phát biểu.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.