Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) còn 2.855 chỉ tiêu xét tốt nghiệp THPT

SVVN - Mức điểm sàn của  trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn (ĐHQG TP. HCM) xét tuyển theo phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Từ 18 - 20 điểm, theo công bố chiều nay.

Chiều nay, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) công bố chỉ tiêu còn lại của đợt xét tuyển bằng phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Theo đó, số chỉ tiêu còn lại cho phương thức còn dùng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 2.855 chỉ tiêu. Số lượng chỉ tiêu còn lại dao động từ 45 – 160 chỉ tiêu tuỳ ngành.

ThS Trần Nam – Trưởng Phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp cho biết: “Tổng số chỉ tiêu còn lại đến 2.855, chiếm 85% tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020. Có thể thấy cơ hội còn lại cho các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bẳng điểm kỳ thi tốt nghiệp PTTH là rất rộng mở sau khi trường điều chỉnh đề án tuyển sinh".

Mức điểm sàn của các ngành dao động từ 18 - 20 điểm. Riêng ngành Đô thị, học tại phân hiệu Bến Tre của trường có mức điểm sàn là 17. Nhà trường cũng đang tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh trực tiếp cho 2 ngành liên kết 2+2 với ĐH Deakin, Úc là Cử nhân Truyền thông, Cử nhân Quan hệ quốc tế.

Có thể thấy, một số ngành vẫn giữ mức điểm đầu vào cao: Báo chí, Quan hệ quốc tế, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, Hàn Quốc học, Nhật Bản học,  Ngôn ngữ Anh, đều ở mức 20 điểm. Tất cả các ngành còn lại ở mức 18 điểm.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.
Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

SVVN - Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa", quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên nêu bật thực trạng bất cập khi Việt Nam, dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel, vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao.
Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

SVVN - Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Huyền đã lựa chọn hòn đảo Hoàng Châu (Cát Hải, TP. Hải Phòng) để gieo tri thức và ươm mầm ước mơ cho trẻ em xã đảo. Với lòng nhiệt huyết, cô không ngừng sáng tạo trong giảng dạy và truyền cảm hứng cho từng học trò, vượt qua khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió.
Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác thi và thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, giai đoạn 2020 – 2024, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: “Năm nay, cả xã hội quan tâm rất nhiều tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì là năm đầu thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh, giáo viên, phụ huynh, cả xã hội chờ đợi. Chúng ta đang làm việc chăm lo cho kỳ thi, cũng là nhiệm vụ nặng nề, quan trọng của ngành trong năm 2025”.
Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

SVVN - Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vừa vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Với đam mê Toán học từ nhỏ và sự ủng hộ của gia đình, Dung đã chọn thử thách bản thân tại lớp chuyên Toán của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên. Việc đỗ vào trường là cột mốc giúp cô can đảm rời Nghệ An, vượt 350 km ra Hà Nội sống tự lập và theo đuổi ước mơ chinh phục lĩnh vực công nghệ – nơi vẫn còn nhiều thách thức với nữ giới.