Trường ĐH SPKT TP. HCM nói clip đuổi sinh viên bị cắt cúp, sinh viên không đồng ý

0:00 / 0:00
0:00
Trường ĐH SPKT TP. HCM nói clip đuổi sinh viên bị cắt cúp, sinh viên không đồng ý
SVVN - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM xác nhận clip giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp trực tuyến và có lời lẽ không chuẩn mực khi sinh viên này đề nghị được giảng lại bài vì nghe chưa rõ, là có thật. Trường cho rằng, clip bị cắt ghép nhưng sinh viên không đồng tình.

Liên quan đến vụ giảng viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đuổi sinh viên ra khỏi lớp học trực tuyến khi được đề nghị giảng lại vì mưa to không nghe rõ, PGS. TS Nguyễn Trường Thịnh – Phụ trách trường, cho biết đã tiếp nhận phản ánh vụ việc và đã yêu cầu phòng Tổ chức Hành chính, Thanh tra và khoa Điện - Điện tử làm rõ vụ việc.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cũng xác nhận sự việc diễn ra là có thật. Theo đó, “giảng viên có ý định nhắc nhở sinh viên tập trung học hơn, do không kềm chế được cảm xúc nên đã lớn tiếng với sinh viên. Nhận thấy không phù hợp, giảng viên sau đó đã cho sinh viên vào lớp tiếp tục học”. Theo nhà trường, clip được đưa lên mạng xã hội đã bị cắt bớt, chưa phản ánh đúng toàn bộ bối cảnh sự việc. Các đơn vị liên quan đang tiến hành xác minh thêm và đưa ra hướng xử lý phù hợp, thỏa đáng đảm bảo bảo vệ quyền lợi của sinh viên và không xảy ra trường hợp tương tự gây ảnh hưởng đến sinh viên và uy tín nhà trường”.

Trường ĐH SPKT TP. HCM nói clip đuổi sinh viên bị cắt cúp, sinh viên không đồng ý ảnh 1

Ảnh chụp màn hình lớp học xảy ra vụ việc tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

“Sự việc diễn ra hôm nay gây ảnh hưởng đến tâm lý nhiều sinh viên, phụ huynh là điều đáng tiếc nhất, nhà trường rất mong được thông cảm”, thông báo của trường nêu. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM cũng khuyến cáo sinh viên, trong trường hợp có các vụ việc tương tự thì có thể gửi trực tiếp phản ánh về phòng Thanh tra giáo dục của trường (pttgd@hcmute.edu.vn) để được xem xét xử lý hơn là đưa thông tin lên mạng xã hội.

Tuy nhiên, theo nhiều sinh viên của trường, việc “clip bị cắt bớt chưa phản ánh đúng toàn bộ bối cảnh sự việc” là không thỏa đáng. Rất nhiều sinh viên cho rằng, clip phản ánh khá rõ bản chất vụ việc, các ngôn từ và hành xử mang tính xúc phạm thể hiện khá rõ.

“Việc giảng viên sử dụng ngôn từ và cách hành xử như vậy là không đúng trong môi trường đại học. Có thể thấy, đề nghị giảng viên giảng lại bài là hết sức bình thường, thể hiện sự nghiêm túc trong học tập nhưng lại bị cho là làm khó nhau. Việc thiết bị nghe không tốt và trời mưa to là chuyện khách quan đáng thông cảm, sao giảng viên lại cho rằng đó là thái độ?”, một ý kiến phản hồi thông báo của trường.

Một sinh viên tên Nghĩa phản ánh: “Về cơ bản thì học đại học cũng như một loại hình dịch vụ, sinh viên bỏ tiền ra và có quyền có nhu cầu tiếp nhận cũng như đòi hỏi quyền lợi. Việc nghe không rõ và đề nghị thầy giảng lại là quyền lợi hết sức bình thường, không ai có quyền đuổi sinh viên ra khỏi lớp cả”.

Theo các sinh viên, việc giảng viên yêu cầu cả lớp từng người một phải mở webcame và lặp đi lặp lại “tôi tên… có đủ miệng, tai và các giác quan như người bình thường” là một kiểu hành xử mang tính xúc phạm. "Thầy hoàn toàn có thể chọn cách giải quyết hợp lý và tôn trọng người học hơn, tại sao không làm?", một sinh viên phản ánh.

Trước đó, trên diễn đàn của cộng đồng sinh viên Thủ Đức xuất hiện một clip ghi lại một buổi học trực tuyến của khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, trong đó một sinh viên đề nghị: “Dạ, bên em mưa to quá em nghe không rõ, thầy có thể nhắc lại được không ạ?".

Giảng viên ngay lập tức nổi giận, cho rằng: "Mưa to quá thì học làm gì, đi ngủ đi hén. Việc to hay không thì anh tự giác lấy tai phone đeo vô chứ mắc mớ gì mưa to tôi phải giảng nhiều lần", và đuổi sinh viên này ra khỏi lớp. Giảng viên này còn có lời lẽ đe dọa như “bóp cổ” và bắt từng người xác nhận có đủ tai, miệng và giác quan như người bình thường.

Trên các diễn đàn, đa phần ý kiến sinh viên không đồng tình với cách làm của giảng viên.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.