Trường ĐH Y Dược TP. HCM chính thức công bố học phí mới

SVVN - Trường ĐH Y Dược TP. HCM chính thức có quyết định ban hành mức thu học phí năm học 2020 - 2021 các ngành dao động từ 38 - 70 triệu đồng/năm, áp dụng cho người học trúng tuyển năm 2020.

Theo đó, mức học phí chính thức năm học 2020 - 2021 các ngành đào tạo đại học với sinh viên trúng tuyển nhập học năm 2020 bậc đại học các ngành dao động từ 38 - 70 triệu đồng/năm học 10 tháng. Mức này đúng với học phí dự kiến trường đã công bố trong đề án tuyển sinh trước đó.

 Cụ thể, học phí ngành cao nhất là Răng Hàm Mặt với mức học phí 70 triệu đồng/năm, tiếp đến là ngành Y khoa 68 triệu đồng/năm. Ngành Phục hình răng, học phí 55 triệu đồng/năm, ngành Dược học 50 triệu đồng/năm, các ngành của khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học 40 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại 38 triệu đồng/năm gồm: Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Dinh dưỡng, Y tế công cộng.

Trường ĐH Y Dược TP. HCM chính thức công bố học phí mới ảnh 1 Sinh viên trường ĐH Y Dược TP. HCM trong giờ học.

Điểm mới trong quyết định này là việc công bố học phí chính thức các ngành đào tạo sau đại học. Theo đó, học phí đào tạo thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I cao nhất là 50 triệu đồng/năm 10 tháng, gồm: Y khoa, Răng Hàm Mặt, Dược học. Tiếp đến, học phí ngành Y học cổ truyền, các ngành của khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học thu 40 triệu đồng/năm và các ngành khoa Y tế công cộng 35 triệu đồng/năm.

Các ngành đào tạo tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II học phí cao nhất 60 triệu đồng/năm gồm: Y khoa, Răng hàm mặt, Dược học. Tiếp đến là Y học cổ truyền, các ngành thuộc khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học 48 triệu đồng/năm và các ngành khoa Y tế công cộng 42 triệu đồng/năm.

Trước đó, dư luận từng xôn xao với thông tin, học phí trường ĐH Y Dược TP. HCM sẽ tăng cao nhất gấp 5 lần so với những khoá trước, lên mức 30 - 70 triệu đồng/năm, tùy từng ngành. 

Theo PGS. TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược TP. HCM, căn cứ để trường xây dựng mức học phí là dựa trên Luật Giáo dục đại học sửa đổi, Nghị định 99, Thông tư số 14. Mức học phí dựa trên chi phí cần thiết để đào tạo sinh viên, cốt lõi là đảm bảo được chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện học phí này vẫn chưa tính đúng tính đủ, kể cả với mức học phí dự kiến mà mọi người cho rằng cao thì thực tế trường vẫn phải bù lỗ cho người học.

“Để nói học phí cao hay thấp, có nhiều yếu tố quyết định. Ví dụ, ít nhất có 3 yếu tố: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên. Đây là 3 yếu tố quan trọng cấu thành mức học phí”, ông Tuấn nói.
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.
Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.