Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 5: Đặc sản văn nghệ ra Trường Sa

TP - “Đặc sản” của Đoàn công tác số 19 tàu KN 491 là có tổ văn nghệ xung kích đến từ Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định. Các nghệ sỹ đều trẻ trung, xinh đẹp, ai cũng mong được cống hiến hết mình cho khán giả đặc biệt trong hải trình này.

Tiếng hát trên boong tàu

Ngay sau bữa tối, các nghệ sỹ Nhà hát tỉnh Nam Định đã lên boong tàu thử giọng, và thiết bị âm thanh. Đúng 20 giờ 30 Đêm liên hoan văn nghệ Biển, đảo Tổ quốc và người chiến sỹ Hải Quân bắt đầu. Top nữ Hồng Năm, Phương Chi, Thu Phương, Phương Ninh mở màn bàiƠi cuc sng mến thươngcủa (Nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện). Tiếp đó, Công Thắng thể hiện ca khúc Đất nước trn nim vui(Nhạc sỹ Hoàng Hà).

Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 5: Đặc sản văn nghệ ra Trường Sa ảnh 1

Nghệ sỹ Thu Phương giao lưu với cán bộ, chiến sỹ đảo Sinh Tồn. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Thấy Công Thắng đẹp trai, Nhà văn Niê Thanh Mai (Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk nói vui: “Ôi chao, đã trẻ, đẹp trai, lại còn hát hay nữa!”.

Trên boong tàu, các nghệ sỹ say mê cất tiếng hát phục vụ cán bộ, chiến sỹ và đoàn công tác. Đêm nghệ thuật trên “du thuyền 5 sao” - như lời nghệ sỹ Công Thắng trong lời dẫn thật đặc biệt.

Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 5: Đặc sản văn nghệ ra Trường Sa ảnh 2

Cháy cùng người lính đảo.

Tôi nhìn sang bên, Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Hải quân - Trưởng đoàn công tác đang chăm chú lắng nghe làn điệu chèo chinh phụ “Cánh én mùa xuân” (Nghệ sỹ Hồng Toan - Hồng Năm thể hiện). Bên cạnh nam ca sỹ có má lúm đồng tiền, Hồng Năm mặc bộ đầm xanh càng nổi bật giữa trời đêm trên “du thuyền”. Đại tá Việt chăm chú lắng nghe, thi thoảng lại mỉm cười. Đêm nay đưa đoàn công tác ra đảo, lòng anh có nao nao như các nghệ sỹ, văn nghệ sỹ, nhà báo chúng tôi ?

Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 5: Đặc sản văn nghệ ra Trường Sa ảnh 3

Nghệ sỹ Hồng Toan - Hồng Năm hát trên boong tàu kiểm ngư KN-491.

Có những bài hát tôi đã nghe nhiều lần, nhưng nghe trên boong tàu như bài Đường tôiđi dàitheođất nước(Nhạc sỹ Vũ Trọng Hối) thật lạ, đầy ắp hình ảnh lãng mạn. Có lẽ điều làm cho bài hát giàu chất lãng mạn, đẹp hơn chính là nhờ ca sỹ Thu Phương thể hiện bài hát này với tất cả sự say mê, dù thiếu ban nhạc, thiếu cả ánh đèn sân khấu lộng lẫy…

Tiết mục cải lương Trường Sa quần đảo quê hương (nghệ sỹ Phương Chi thể hiện) thật sâu lắng. Bài ca là lời tâm tình của người lính nơi đảo xa gửi về đất liền. Nơi ấy, có người yêu, người vợ, người mẹ đang mong chờ, đang tiếp thêm sức mạnh để các anh vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương. Tình yêu ở hậu phương với người lính đảo thật ngọt ngào, sâu nặng. Chi có nhiều lần đi công tác xa nhà, nhưng đây là lần ấn tượng nhất - bởi chị được hát trên boong tàu ra Trường Sa. Phương Chi chia sẻ: “Em đã hát bài này nhiều lần, nhưng lần này em có cảm xúc thật đặc biệt”. Lời hát của Chi vang vọng giữa trùng khơi, có lúc chị phải kìm nén vì muốn bật khóc!

Đêm giao lưu đầu tiên trên tàu KN491 thật đáng nhớ. Gió lồng lộng, sóng vỗ vào mạn tàu như nhịp đập của biển khơi, của trái tim người lính trẻ. Xa xa có những ánh đèn tàu thuyền đi lại, đại dương không ngủ, sống động diệu kỳ.

Hát cùng lính trẻ

Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 5: Đặc sản văn nghệ ra Trường Sa ảnh 4

Chiến sỹ đảo Đá Tây B giao lưu với nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Chúng tôi lên đảo Song Tử Tây lúc 2 giờ chiều. Trời chang chang nắng, mồ hôi túa ra, vậy mà các nghệ sỹ biểu diễn, giao lưu luôn cùng cán bộ, chiến sỹ. Ca Sỹ Phương Ninh nói với tôi rằng: “Cứ lên đảo là em quên hết mệt mỏi. Lần này được ra Trường Sa công tác là vinh dự đối với em và em muốn hát thật nhiều để động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo!”.

Ở đảo Sinh Tồn, nghệ sỹ Thu Phương song ca cùng Trung Kiên (cán bộ trên đảo) bài Gặp nhau giữa rừng mơ. Sinh Tồn mùa này khô hạn, đảo không có rừng mơ, nhưng lại có những vườn rau xanh, những trái tra có thể ngâm làm thức uống rất ngon, có cây bàng vuông, cây mù u di sản xanh mát.

Ô! Ging ca chàng hay quá/ Ố ồ ô, mà sáo chàng hay quá/ Đường xa nngđổchúng em vn vui... Chia tay lòng còn vấn vương/ Chưa kịp nói năng gì/Hẹn ngày chợ sau tới nhé, lại gặp rừng mơ ấy…”.

Với người chiến sỹ, được gặp các nghệ sỹ trẻ, được hát cùng còn hơn cả một giấc mơ. Những buổi giao lưu văn nghệ trên đảo với nghệ sỹ từ đất liền ra bao giờ cũng là đặc sản ở nơi này.

Bài Lính đảo hát (Nhạc sỹ Ngọc Hòa) tốp ca cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang thể hiện nghe thật da diết: “Lính đảo hát tình ca, gõ nhịp bằng báng súng/ Lính đảo hát tình ca, không có em cùng hát/ Línhđảo háttình ca, nhạc nền là tiếng sóng... Lính đảo hát tình ca, gửi đất liền nỗi nhớ…”.

Các buổi giao lưu văn nghệ không có bục bệ sân khấu, âm thanh, phông nền hết sức đơn giản.

Tôi bỗng nhớ bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” của Trần Đăng Khoa, viết ở đảo Sơn Ca từ hơn 40 năm trước: Đásan hôlênthành sânkhu/Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà/Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ/Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa/ Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng/ Đácđậu bay nhưlũchim hoang/ Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu/Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…”.

Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió, sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt, thiếu thốn, nhưng đầy chất lãng mạn của lính. Những câu thơ chỉ cần đọc lên thôi đã thấy nao lòng.

An Bang hôm nay cũng thế - Sân khấu là nền sân của đơn vị, dưới những tán bàng vuông che mát trên đầu. Nhờ tích cực trồng cây, An Bang giờ đây là một trong những hòn ngọc xanh ở Trường Sa, đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội được chăm lo tốt hơn trước kia rất nhiều.

Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 5: Đặc sản văn nghệ ra Trường Sa ảnh 5

Nghệ sĩ Công Thắng giao lưu với cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn.

Không hiểu sao những buổi giao lưu văn nghệ như thế cứ ám ảnh trong lòng người ra đảo. Đêm trước khi trở về đất liền, đoàn công tác giao lưu với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân thị trấn Trường Sa. Sân khấu cũng thật đơn sơ, dựng dưới chân cột mốc chủ quyền. Hàng trăm khán giả đến xem và cổ vũ nhiệt tình. Mỗi giai điệu cất lên là một rừng cờ đỏ sao vàng phất cao lên như hàng trăm ngàn con sóng biển Đông!

Đứng trên dải đất yêu thương cách bờ hàng trăm hải lý giữa bốn bề mây nước, tôi nghe rõ hàng ngàn con sóng cũng đang vỗ vào bờ cát trắng và rạn san hô của quần đảo Trường Sa thân yêu.

Phòng 229 tàu Kiểm ngư 491 của chúng tôi góp vào chương trình bài Cảm xúc Trường Sa của Nhạc sỹ Trọng Lưu, anh sáng tác trong những ngày ra đảo và tập cho cả phòng chỉ ít giờ lên sân khấu: “Tàu nhẹ lướt êm đưa tôi ra với Trường Sa/ Biển tràn gió reo xôn xao mây trời sóng nước…/ Từng đàn cá theo, lao sao ánh vàng lấp lánh…Ôi,yêusao qunđảo ca ta/ Bao cơn phong ba, đảo càng thêm vững/ Súng chc trong tay vàtình yêubng cháy/ Bảo vệ chủ quyền Trường Sa…”.

Giai điệu bài hát nhẹ nhàng, reo vui, ứng vào chuyến hải trình của chúng tôi ra Trường Sa lần này thuận lợi, không gặp sóng to gió lớn, hầu như chỉ là sóng êm.

(Còn nữa)

Tin liên quan
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phát động sưu tầm, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam

Phát động sưu tầm, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam

TPO - Trong chương trình chính luận nghệ thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” năm 2025 với chủ đề “95 mùa xuân và các Kỷ nguyên của dân tộc”, đã diễn ra lễ phát động cuộc vận động sưu tầm, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Tổng Bí thư của Đảng và các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Đảng cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam.