Truyền thông là giải pháp quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Truyền thông được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến giới và tiến tới bình đẳng giới thực chất.

Tại hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia vào ngày 18/9 tại Hà Nội, ông Lê Khánh Lương, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động-Thương binh và xã hội), nhấn mạnh: Truyền thông được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến giới và tiến tới bình đẳng giới thực chất.

Hằng năm, "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới" được tổ chức từ 15/11 đến 15/12. Dự kiến năm nay, Lễ phát động Tháng hành động được tổ chức ngày 10/11/2023.

Qua các năm triển khai (từ năm 2016), đã có nhiều triệu lượt người được truyền thông, tiếp cận với các thông điệp của Tháng hành động, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ và người dân đối với công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Sẽ là không quá nếu nói rằng, tháng hành động đã tạo thành chiến dịch truyền thông cao điểm, thu hút sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần lan tỏa rộng rãi các hình ảnh, thông điệp, kêu gọi các tầng lớp nhân dân cùng nỗ lực thực hiện bình đẳng giới, chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Thông qua chiến dịch truyền thông hằng năm, các thông điệp hướng tới kêu gọi thực hiện bình đẳng giới, chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã lan tỏa, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực, kêu gọi sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng trong việc ngăn ngừa các hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Trên cơ sở đó, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội đã chọn chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Chủ đề năm nay tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải ưu tiên cho công tác đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái đây cũng là giải pháp quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới trong giai đoạn hiện nay.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.