Tuyển sinh 2019: Các trường lọc ảo như thế nào?

Tuyển sinh 2019: Các trường lọc ảo như thế nào?
SVVN - Quy trình lọc ảo để xác định điểm chuẩn quá nhiêu khê. Nguyên do là vì việc tổ chức vẫn loay hoay với những vấn đề kỹ thuật để bịt lỗ hổng, thay vì phải tìm ra phương án tuyển sinh tối ưu hơn.

Năm 2018, nhóm xét tuyển khu vực phía Nam gồm các trường đại học, cao đẳng tự nguyện tham gia với mục đích phối hợp thực hiện hiệu quả quy trình xét tuyển đợt 1, dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. ĐHQG TP. HCM đóng vai trò đơn vị điều phối và hỗ trợ kỹ thuật. Nhóm có Ban điều hành để thống nhất và chỉ đạo mọi hoạt động.

Theo báo cáo tổng kết, có 86 trường tham gia nhóm xét tuyển phía Nam, tăng hơn năm 2017 là 7 đơn vị. Năm 2018, cả nước có gần 292 trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trên cả nước xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, tỷ lệ các trường nhóm phía Nam chiếm gần 30%, nhóm phía Bắc (57 trường) gần 20%. Vì vậy, còn 50% các trường không tham gia nhóm lọc ảo, xét tuyển chung. Quy mô tuyển sinh của các đơn vị tham gia nhóm phía Nam là hơn 160.000 thí sinh, chiếm gần 50% quy mô tuyển sinh cả nước.

Quá trình lọc ảo năm 2018 nhóm phía Nam thực hiện trong 3 đợt, với 11 lần lọc ảo của nhóm. Trong lần lọc ảo đầu tiên ngày 3/8, chỉ có 63 trường tham gia, trong đó có trường ĐH Công nghiệp TP. HCM không tham gia cả hai đợt lọc ảo của nhóm lần 1, 2 và lọc ảo của Bộ lần 1, vì trường không kịp thực hiện xét tuyển. Đợt lọc ảo ngày 4/8/2018, có 4 lần lọc ảo nhóm, trong đó, có hai trường không tham gia cả 4 lần lọc ảo nhóm lần 5, 6, 7 và 8. Đợt lọc ảo ngày 5/8, lần lọc ảo thứ chín của nhóm, có 80 trường tham gia và hai lần lọc ảo cuối có 65 trường tham gia. Trong đó, có 3 trường không tham gia cả 3 lần lọc ảo nhóm lần 9, 10, 11.

Tuyển sinh 2019: Các trường lọc ảo như thế nào?

Theo PGS. TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM, nhóm xét tuyển phía Nam sử dụng phần mềm lọc ảo do Bộ GD - ĐT cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật. Nhóm xét tuyển phía Nam sử dụng phần mềm lọc ảo thực hiện lọc những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào một trường thành viên giúp các trường xét tuyển phù hợp yêu cầu và giảm tỷ lệ thí sinh ảo. 

Các trường hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc điều chỉnh tỷ lệ gọi trúng tuyển và xác định điểm chuẩn cho từng ngành, nhóm ngành hay chương trình. Kết quả của việc xét tuyển theo nhóm đã đạt được kỳ vọng của các trường, tuyển được các thí sinh đúng với mục tiêu đào tạo của trường.

ThS Nguyễn Văn Đương, Phó Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế TP. HCM khẳng định, việc xét tuyển nhóm rất hiệu quả và sẽ tiếp tục tham gia ở kỳ tuyển sinh 2019. Chính vì sợ thí sinh trúng tuyển ảo quá lớn, ảnh hưởng đến hiệu suất tuyển sinh nên các trường đã dựa vào nhau để cùng… chống ảo. Năm 2018, cả nước có gần 292 trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Có 86 trường tham gia nhóm xét tuyển phía Nam (gần 30%) và 57 trường thuộc nhóm phía Bắc (gần 20%). Như vậy, có đến một nửa số trường đại học, cao đẳng gia nhập nhóm lọc ảo, xét tuyển chung. 

Các trường cho rằng, lợi ích rõ nhất của thí sinh khi các trường xét tuyển theo nhóm là tăng khả năng trúng tuyển. Năm 2016, một số trường đưa ra điểm chuẩn cao quá nên chỉ tuyển được 40 - 80%. Với việc tham khảo số liệu phần mềm lọc ảo chung của nhóm, các trường sẽ đưa ra điểm chuẩn phù hợp và điều này cũng giúp thí sinh không bị rớt oan. Nhưng kỳ thực, việc tham gia lọc ảo chỉ mang lại lợi ích cho trường trong việc “chống lại” lỗ hổng mà Quy chế Tuyển sinh tạo ra. Theo Quy chế, thí sinh được quyền đăng ký nhiều nguyện vọng nên tỷ lệ ảo lớn là không tránh khỏi. Điều này khiến các trường gặp khó khăn trong việc xác định điểm chuẩn, tránh tình trạng đưa ra điểm chuẩn quá cao (sẽ không có người học) hoặc quá thấp (số người vào học vượt quá chỉ tiêu). Vì thế, trước khi xác định điểm chuẩn, các trường đại học phải chờ Bộ GD - ĐT hoàn tất quy trình lọc ảo trong ba ngày, mỗi ngày chạy hai lần.

Sau đó, mỗi ngày các nhóm sẽ phải lọc thêm vài lần nữa. Vào cuối mỗi buổi sáng, chiều, các trường sẽ “đẩy” dữ liệu về Bộ để tiếp tục lọc ảo. Trong 3 ngày xét tuyển, bộ thực hiện lọc ảo 6 lần, trước khi trả dữ liệu về để các trường có căn cứ xác định điểm chuẩn.

Một chuyên gia tuyển sinh cho rằng, quy trình lọc ảo để xác định điểm chuẩn quá nhiêu khê. Nguyên do là vì ngành giáo dục vẫn loay hoay với những vấn đề kỹ thuật để bịt lỗ hổng, thay vì phải tìm ra phương án tuyển sinh tối ưu hơn. Do đó, dù đã lọc qua rất nhiều lần nhưng ảo vẫn hoàn ảo. Mặt khác, việc lọc ảo chỉ có tác dụng với phương án xét điểm thi THPT quốc gia, vô hiệu với các phương thức tuyển sinh còn lại. Thực tế này góp phần tạo ra tỷ lệ ảo thêm lớn, mà phần mềm lọc ảo không thể chạm đến, quy trình lọc ảo chưa xong thì kết quả đã lạc hậu so với thực tế.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.