Chẳng hạn, trường ĐH Văn Lang tuyển sinh theo 5 phương thức xét tuyển độc lập và bình đẳng. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển/thi tuyển đồng thời nhiều phương thức, gồm: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (30%), xét tuyển kết quả học tập bậc THPT (60%), xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM năm 2021 (5%), xét tuyển kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu (Vẽ, Âm nhạc, Sân khấu điện ảnh), xét tuyển thẳng (theo quy định của Bộ GD - ĐT và quy định của trường ĐH Văn Lang, 5%).
Trường ĐH Văn Lang lưu ý, thí sinh đăng ký xét tuyển, thi tuyển vào trường cần phải đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD - ĐT (đối với nhóm ngành sức khỏe) và quy định của nhà trường theo từng phương thức (đối với các nhóm ngành còn lại).
Với nhóm ngành năng khiếu, song song với phương thức thi vẽ tập trung, năm 2021, trường ĐH Văn Lang tiếp tục triển khai phương thức xét tuyển bài thi vẽ kết hợp phỏng vấn.
Trong khi đó, trường ĐH Gia Định sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021; xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ THPT); xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức.
Trong đó, phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ THPT) vẫn chiếm ưu thế với 50% tổng số chỉ tiêu xét tuyển năm 2021. Tiếp theo là phương thức xét tuyển lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (chiếm khoảng 50% chỉ tiêu) và dành phần chỉ tiêu còn lại cho phương thức lấy kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức.
Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM sẽ xét tuyển theo 4 phương thức trong năm 2021. Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (dự kiến 10% tổng chỉ tiêu). Cụ thể, trường xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD - ĐT. Đồng thời ưu tiên xét tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, đạt giải kỳ thi Olympic (môn đạt giải có trong tổ hợp xét tuyển); học sinh trường chuyên, lớp chuyên; học sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ quốc tế khác tương đương trong thời gian còn hiệu lực tính đến ngày 31/7/2021.
Phương thức 2 là sử dụng kết quả học tập THPT năm lớp 12 (các môn có trong tổ hợp xét tuyển của ngành xét tuyển tương ứng), ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu bằng 20 điểm. Trường dự kiến dành 30% chỉ tiêu cho phương thức này.
Phương thức 3 là xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, dự kiến dành 50% cho phương thức này.
Phương thức 4 là sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức năm 2021 cho dự kiến dành 10% tổng chỉ tiêu.
Theo đề án tuyển sinh dự kiến năm 2021 của trường ĐH Kinh tế Tài chính TP. HCM (UEF) công bố, trường thực hiện xét tuyển đồng thời 4 phương thức tuyển sinh với 3.495 chỉ tiêu cho 30 ngành đào tạo.
Đối với phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (chiếm 65% tổng chỉ tiêu xét tuyển), trường thực hiện theo quy định của Bộ GD - ĐT. Thí sinh cần tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và có điểm thi đạt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do Nhà trường quy định.
Đối với phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) 2021 của ĐHQG TP. HCM, trường dành 5% tổng chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này. Thí sinh cần tham dự kỳ thi do ĐHQG TP. HCM tổ chức và có điểm thi đạt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do UEF quy định.
Riêng hai phương thức xét tuyển theo học bạ (phương thức 3 và phương thức 4), nhà trường dành 30% tổng chỉ tiêu. Cụ thể, phương thức xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, thí sinh cần có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. Với phương thức xét tuyển học bạ 5 học kỳ, thí sinh cần có tổng điểm trung bình 5 học kỳ xét tuyển (gồm 2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên. Đối với 2 phương thức này, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển từ 1/3/2021.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM thông báo sẽ tuyển sinh 26 ngành bậc đại học chính quy với 3.500 chỉ tiêu, bằng 4 phương thức.
Theo đó, phương thứ 1: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo các tổ hợp môn xét tuyển từng ngành học. Trường dành tối đa 50% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này, theo quy định của Bộ GD - ĐT.
Nguyên tắc xét tuyển lấy từ cao trở xuống đến đủ chỉ tiêu. Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ.
Tiêu chí phụ: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển, riêng 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc là môn Tiếng Anh.
Phương thức 2: Xét tuyển học bạ THPT các năm. Trường dành tối đa 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này. Trung bình cộng của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên hoặc tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Điều kiện xét tuyển là tốt nghiệp THPT; trung bình cộng của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên hoặc tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển từ cao trở xuống đến đủ chỉ tiêu. Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ. Cụ thể, thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển, riêng 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc là môn Tiếng Anh.
Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM. Trường dành tối đa 5% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này. Điểm bài thi đánh giá năng lực từ 650 điểm trở lên.
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD - ĐT và xét học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Trường dành tối đa 5% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.
Trường ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH) công bố đề án tuyển sinh Đại học chính quy dự kiến năm 2021.