Ukraine 'hô biến' máy bay không người lái thời Liên Xô thành tên lửa hành trình

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các kỹ sư Ukraine đã chuyển đổi thành công máy bay không người lái trinh sát chiến thuật Tupolev Tu-141 Strizh từ thời Liên Xô thành tên lửa hành trình.

Ukraine gần đây đã sử dụng các máy bay không người lái nâng cấp trong các cuộc tập trận tấn công mục tiêu giả định. Được biết, đây không phải lần đầu tiên quân đội Ukraine sử dụng loại vũ khí này. Trước đó, giới chức quân sự Nga xác nhận một số tên lửa do Ukraine phóng vào công sự được Nga thiết lập ở miền Đông Ukraine là máy bay không người lái phản lực Tupolev Tu-141 thời Liên Xô.

Ukraine nâng cấp UAV Tu-141 Strizh thành tên lửa hành trình.

Tu-141 Strizh một phương tiện bay không người lái (UAV) trinh sát tác chiến-chiến thuật được ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô phát triển. Máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1974, thực hiện nhiệm vụ trinh sát ở độ sâu vài trăm km từ tiền tuyến.

UAV có chiều dài 14,3 m; chiều cao 2,4 m và trọng lượng 5.370 kg, sải cánh kéo dài 3,8 m, có thiết kế hình tam giác. Tu-141 Strizh được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực KR-17A, tạo ra lực đẩy 2.000 kg và cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 1.110 km/h, tầm bay 1.000 km và trần bay 6.000 m.

Cơ chế phóng của Tu-141 Strizh được hỗ trợ bởi một hệ thống tăng áp nhiên liệu rắn mạnh mẽ nằm bên dưới phía sau thân máy bay. Việc hạ cánh được thực hiện thông qua hệ thống dù ở phần đuôi.

Việc chuyển đổi UAV Tu-141 Strizh thành tên lửa liên quan đến một loạt sửa đổi do sự khác biệt đáng kể giữa thiết kế của UAV ban đầu và yêu cầu của tên lửa. Trong đó, sửa đổi chính liên quan đến hệ thống đẩy và việc tích hợp đầu đạn tên lửa. Vì UAV ban đầu được thiết kế để trinh sát nên cần phải điều chỉnh để tái sử dụng không gian bên trong cho đầu đạn và các thành phần của nó.

Cấu trúc của máy bay cũng cần gia cố lại để chịu đựng các lực tác dụng trong quá trình phóng. Khung máy bay phải được tăng cường để duy trì sự ổn định trong các điều kiện tăng tốc nhanh.

Việc điều chỉnh các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát cũng cần thiết. Không giống như UAV ban đầu, có thể sử dụng các cơ chế dẫn đường đơn giản hơn, tên lửa hành trình yêu cầu khả năng nhắm mục tiêu chính xác. Tích hợp các hệ thống hướng dẫn tiên tiến như định vị GPS và hướng dẫn quán tính là rất quan trọng để phân phối mục tiêu chính xác.

Ngoài ra, các hệ thống điều khiển chuyến bay phải được thiết kế lại để phù hợp với quỹ đạo bay của tên lửa. Bên cạnh đó, khả năng tương tích với các nền tảng phóng cũng là một yếu tố cần thiết.

Theo Army Recognition
MỚI - NÓNG