Vắc xin có thể ngăn ngừa các ca COVID-19 nghiêm trọng, ngay cả với biến chủng Delta

0:00 / 0:00
0:00
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng và nguy cơ tử vong tới 90%.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng và nguy cơ tử vong tới 90%.
TPO - Một nghiên cứu rộng lớn ở Pháp đã chỉ ra rằng vắc xin có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các ca mắc COVID-19 nghiêm trọng, thậm chí chống lại cả biến thể Delta.

Nghiên cứu được công bố ngày 11/10 - tập trung vào việc ngăn ngừa COVID-19 nghiêm trọng và tử vong, không phải ca nhiễm bình thường - đã xem xét 22 triệu người trên 50 tuổi và phát hiện ra rằng những người đã tiêm phòng có nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong thấp hơn 90%.

Kết quả xác nhận các quan sát từ Mỹ, Anh và Israel, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết đây là nghiên cứu lớn nhất thuộc loại này cho đến nay.

Nhìn vào dữ liệu được thu thập bắt đầu từ tháng 12 năm 2020, khi Pháp khởi động chiến dịch tiêm chủng, các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả của 11 triệu người đã tiêm vắc xin với 11 triệu đối tượng không được tiêm chủng.

Họ tạo thành các cặp khớp giữa một cá thể chưa được tiêm chủng với một cá thể được tiêm chủng từ cùng một khu vực và cùng độ tuổi và giới tính, theo dõi họ từ ngày tiêm chủng thứ hai của người được tiêm chủng đến ngày 20/7.

Bắt đầu từ 14 ngày sau liều thứ hai, nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng của những đối tượng được tiêm chủng đã giảm 90%, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Epi-Phare, một nhóm nghiên cứu an toàn thuốc độc lập hợp tác với chính phủ Pháp.

Việc chủng ngừa dường như có hiệu quả đối với biến thể Delta, với 84% bảo vệ cho những người từ 75 tuổi trở lên và 92% đối với những người 50-75.

Tuy nhiên, ước tính đó chỉ dựa trên dữ liệu của một tháng, vì biến thể này trở nên thống trị ở Pháp chỉ vào tháng Sáu.

Nhà dịch tễ học Mahmoud Zureik, người đứng đầu Epi-Phare, nói với AFP: "Nghiên cứu nên được theo dõi cả các kết quả từ tháng 8 và tháng 9".

Nghiên cứu đề cập đến việc tiêm vắc-xin của Pfizer / BioNtech, Moderna và AstraZeneca, nhưng không phải Jannsen vì loại vắc xin đã được cấp phép muộn hơn nhiều và ít được sử dụng rộng rãi hơn ở Pháp.

Theo MedicalXpress
MỚI - NÓNG