Vàng nhẫn tăng vọt nửa triệu đồng/ lượng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chỉ trong 2 phiên đầu tuần, giá vàng nhẫn tại một hệ thống kinh doanh đã tăng tới 500.000 đồng/ lượng. Vàng miếng SJC sáng nay cũng tăng 100.000 đồng/ lượng.

Trên thị trường vàng trong nước, ngày 17/8, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, niêm yết vàng miếng ở mức 56,15 - 57,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giữ nguyên ở cả 2 chiều so với phiên giao dịch trước đó.

Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 56,5 - 57,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng/ lượng so với cuối tuần trước. Nhẫn tròn trơn 999.9 ở mức 50,08 – 51,8 triệu đồng/lượng, tăng tiếp 200.000 đồng/ lượng ở cả 2 chiều so với phiên trước đó. Như vây, sau 2 phiên đầu tuần, giá vàng nhẫn đã tăng 500.000 đồng/ lượng.

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC niêm yết 56,65 – 57,35 triệu đồng/ lượng (mua vào - bán ra) ở cả hai chi nhánh Hà Nội và TP. HCM. Mức giá này tăng 100.000 đồng lượng ở cả 2 chiều so với phiên trước đó.

Sáng 17/8, (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.787,35 USD/ounce, giảm nhẹ 2,45 USD/ounce tương ứng 0,14%. Cuối phiên trước đó, giá vàng đã có thời điểm vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce, nhưng không thể trụ vững, quay đầu giảm nhẹ.

Trên thị trường tiền tệ, sáng 17/8, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm USD ở mức 23.158 VND, tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước.

Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD diễn biến trái chiều. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank (hội sở chính), giá USD được niêm yết mức 22.705 - 22.935 đồng/USD. Mức giá này giảm nhẹ ở cả 2 chiều so với phiên trước đó.

Còn Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 22.690 - 22.933 đồng/USD. Mức giá này tăng 15 – 20 đồng/ chiều với phiên trước đó.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.