Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn'

TPO - Đô đài Bùi Cầm Hổ từng làm quan Ngự sử dưới ba triều vua Lê, với những câu chuyện làm rạng danh nước Việt. Tại đền thờ ông hiện còn lưu giữ nguyên vẹn những di vật như: Áo, mũ, cân đai phẩm phục lúc sinh thời ông sử dụng, cùng đạo sắc phong của các triều vua.
Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 1

Đền thờ Đô Đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ nằm dưới chân núi Bạch Tỵ, thuộc phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh). Ngôi đền có diện tích hàng nghìn m2, nằm bên cạnh đường tránh quốc lộ 1A.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 2

Sử sách ghi lại, Đô đài Bùi Cầm Hổ quê ở xã Đậu Liêu, huyện Thiên Lộc, nay là phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh). Ông sinh năm 1390, mất năm 1483, làm quan Ngự sử dưới ba triều vua Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông). Ông từng được vua Lê đặc cách ban chức quan Ngự sử, dù thời điểm đó ông chưa thi đỗ đạt do có công giải oan cho người phụ nữ bị hạ ngục trong vụ án “bát cháo lươn”.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 3

Ông là người nổi tiếng ngay thẳng, đức độ và đã 2 lần đi sứ nhà Minh làm rạng danh nước Việt. Theo gia phả họ Bùi, năm 1459, khi 70 tuổi, ông rời kinh về quê ở xã Độ Liêu (nay là phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh) sống tuổi già.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 4

Về quê, chứng kiến vùng đất quê hương khí hậu khắc nghiệt, đồng ruộng khô cháy vì không có nước, trong khi chỉ cần một trận mưa là nước trên núi đổ về ngập trắng đồng. Sau khi tìm hiểu, ông đã vận động dân làng đắp một bờ đá chắn dòng Thác Bạc và đào một khe sâu dẫn nước về đồng ruộng. Nhờ đó trên một nghìn khoanh ruộng của cả một vùng rộng lớn đã có nước, đồng ruộng lúa khoai tươi tốt, và dân làng khai khẩn thêm được đất hoang.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 5

Sau khi ông mất, dòng họ và người dân địa phương lập ngôi đền thờ dưới chân núi Bạch Tỵ. Tuy nhiên, chiến tranh khiến ngôi đền hư hỏng, sau đó được phục dựng lại như hiện nay. Trong ảnh là hình ảnh ngôi đền cũ.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 6

Ngôi đền hiện có 3 tòa nhà Thượng, Trung và Hạ điện hướng Đông Nam. Trong đền hiện có đủ các loại đồ tế khí, nghi trượng, hoành phi...

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 7
Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 8

Thượng điện ngôi đền với các trụ gỗ lim, hoành phi đặc sắc, có từ lâu đời.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 9

Ông Nguyễn Đình Đường (72 tuổi, thủ từ ngôi đền) cho biết, đền có từ rất lâu, mỗi năm cứ vào ngày 12 tháng Giêng, nhân dân Đậu Liêu và các vùng xung quanh, cùng với con cháu hậu duệ họ Bùi ở các miền về tế lễ ở đền thờ, làm lễ Báo Ân tưởng nhớ công ơn của quan Ngự sử Bùi Cầm Hổ.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 10Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 11Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 12

Trong đền thờ Đô Đài Bùi Cầm Hổ hiện còn lưu giữ nguyên vẹn những di vật như: áo, mũ, cân đai phẩm phục lúc sinh thời ông sử dụng...

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 13

28 đạo sắc phong của các triều vua, chúa ban cho Đô Đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ vẫn còn được lưu giữ. Trong đó, có ắc vua Minh Mệnh ngày 21/8/1824 đề: “Gia tằng Phổ Trạch chi thần”, “Chuẩn cho xã Đậu Liêu - huyện Thiên Lộc thờ phụng như cũ để thần giúp đỡ che chở cho dân”.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 14
Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 15

Trước cổng đền có 2 con voi đá cao lớn, cổ đeo lục lạc, uy nghiêm.

Vị quan tài năng dưới 3 triều vua Lê nổi tiếng với vụ án oan 'bát cháo lươn' ảnh 16

Tại khu vực sân chầu đền, Đoàn Thanh niên địa phương phối hợp với các đơn vị triển khai đặt các bảng gắn mã QR, giúp du khách tìm hiểu đầy đủ thông tin về di tích.

Vụ án oan “bát cháo lươn”

Theo sử sách, khi đang theo học ở Thăng Long, Bùi Cầm Hổ tình cờ nghe câu chuyện anh lái buôn đi làm xa lâu ngày về được vợ nấu cháo lươn cho ăn rồi đột ngột qua đời. Bị tố giác đầu độc giết chồng, người vợ đã bị quan xử kiện bắt hạ ngục. Tìm hỏi nguyên do, Bùi Cầm Hổ biết người đàn bà kia bị oan nên nhận làm minh chứng để gỡ tội cho người ấy.

Ông sau đó cho người tìm mua loại lươn vàng, ở cổ có những chấm đen lốm đốm, thả vào chậu nước, đầu nó ngẩng cao như đầu rắn, đó chính là loại lươn độc, ăn nhầm sẽ ngộ độc chết ngay. Quan xử kiện sai cho nấu cháo cho tử tù ăn. Tử tù ăn cháo xong thì chết, người vợ kia được minh oan. Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sau khi nghe tấu trình về cậu học trò giải án oan thì rất phục, mời Bùi Cầm Hổ vào triều trọng thưởng, đặc cách ban cho chức quan dù chưa qua thi cử.

Tin liên quan