Vì sao tuyển sinh cao đẳng, trung cấp vượt chỉ tiêu?

SVVN - Giai đoạn 2016-2020 tuyển sinh trên 11 triệu người, đạt 103% kế hoạch, tăng hơn 21% so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, vượt kế hoạch được giao của giai đoạn 2016-2020.

Hợp tác với doanh nghiệp

Theo bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 song các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đạt được kết quả tiến bộ.

Trong đó, công tác tuyển sinh năm 2020 trên 2,2 triệu người, đạt 100,9% kế hoạch năm. Cụ thể, tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng 580 nghìn người; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác 1,7 triệu người (đạt 101,2% kế hoạch năm).

Giai đoạn 2016-2020 tuyển sinh trên 11 triệu người, đạt 103% kế hoạch, tăng hơn 21% so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, vượt kế hoạch được giao của giai đoạn 2016-2020.

Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách được đẩy mạnh. Năm 2020, Tổng cục đã xây dựng, trình ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp  giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Việc rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hoá, hiện đại hoá, có phân tầng chất lượng. Đến hết năm 2020, cả nước đã giảm 6% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2017, kết quả này bảo đảm mục tiêu giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đến hết năm 2021 của Nghị quyết 19-NQ/TW.

Vì sao tuyển sinh cao đẳng, trung cấp vượt chỉ tiêu? ảnh 1 Năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 song các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đạt được kết quả tiến bộ.

Xác định gắn kết với doanh nghiệp là một trong 3 đột phá để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục đã trình Bộ trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy định quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động đào tạo nhằm thu hút nguồn lực đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp. Giai đoạn 2016-2020 đã thúc đẩy, ký kết các chương trình hợp tác với VCCI, các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, tổng công ty lớn (Samsung, Denso, Vingroup, Trung Nguyên, FLC, Vietjet, Sun Group, BIM, BPO Mắt Bão... ) làm cơ sở cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thúc đẩy tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp. 

Công tác khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được chú trọng, nhiều hoạt động tạo sân chơi cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp tham gia khởi nghiệp được tổ chức. Nội dung khởi nghiệp sáng tạo được đưa vào chương trình giảng dạy; thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp...

Theo kịp xu hướng 4.0

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một xu thế lớn hội tụ nhiều công nghệ số hóa đột phá như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ khác để thực hiện siêu kết nối, tích hợp các hệ thống số hóa - vật lý - sinh học, giữa thế giới thực và không gian số để tạo ra lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới.

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để giáo dục nghề nghiệp có thể chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Theo ông Phạm Vũ Quốc Bình, quá trình chuyển đổi số sẽ tác động có tính thay đổi cốt lõi đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các góc độ như tác động đến cách thức quản lý, chỉ đạo điều hành trong của các cơ quan quản lý nhà nước, hướng đến cách thức quản lý và ra quyết định trên nền tảng công nghệ số và dữ liệu lớn. Tác động trực tiếp đến các đối tượng tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp: thay đổi cách quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cách dạy của giáo viên, cách học của học viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ môi trường truyền thống lên môi trường số.

Bản thân quá trình vận động xã hội khi chuyển đổi số sẽ sản sinh ra nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới. Đây là thị trường mới tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Do đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp phải làm thần tốc, nhưng chắc chắn, có tính hệ thống và kế thừa.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tháng 12/2020, cả nước có 1.907 cơ sở giáo dục nghề nghiệp , trong đó 400 trường cao đẳng (308 trường công lập), 463 trường trung cấp (230 trường công lập), 1044 trung tâm giáo dục nghề nghiệp  (689 trung tâm công lập). Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp  công lập là 1.227 cơ sở (538 trường cao đẳng, trung cấp công lập).

MỚI - NÓNG
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
SVVN - Ngày 22/1, Lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên đặc biệt hơn với màn thả cá một cách có ý thức của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ người dân thả cá an toàn, các tình nguyện viên Gen Z còn thu gom túi nilon, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.