Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lý 2021

0:00 / 0:00
0:00
Đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Vật lý Quốc tế 2021 (IPhO 2021).
Đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Vật lý Quốc tế 2021 (IPhO 2021).
SVVN - Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD - ĐT cho biết, đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Vật lý Quốc tế 2021 (IPhO 2021) đã mang về thành tích xuất sắc, khi 5/5 học sinh tham gia có huy chương với 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc.

Huy chương Vàng thuộc về các em: Nguyễn Mạnh Quân, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; Trang Đào Công Minh, trường THPT chuyên ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội; Trần Quang Vinh, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

2 học sinh đoạt Huy chương Bạc là em Nguyễn Trọng Thuận, trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa và em Bùi Thanh Tân, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An.

Kì thi Olympic Vật lý Quốc tế 2021 (IPhO 2021) do Lithuania đăng cai tổ chức. Theo lịch trình thì kì IPhO này được tổ chức năm 2020, nhưng do đại dịch COVID-19, nên đã được hoãn và chuyển sang năm 2021. Ban đầu, Ban Tổ chức cho các đoàn đăng ký đến thi tại chỗ hoặc trực tuyến, tuy nhiên, kì thi được quyết định tổ chức trực tuyến cho toàn bộ các đoàn dự thi.

Tham dự IPhO 2021 có 76 đoàn từ các nước và các vùng lãnh thổ với 368 thí sinh. Do tính chất kì thi là trực tuyến, nên tất cả các công việc đều được tiến hành trên mạng internet. Sự liên hệ giữa Ban tổ chức IPhO và các đoàn, bao gồm việc trao đổi trong quá trình chuẩn bị trước kì thi, trình bày và thảo luận về các đề thi, họp Hội đồng quốc tế, biểu quyết kết quả, trao đổi về các kì thi trong những năm tới… đề được thực hiện trực tuyến, bằng cách sử dụng Zoom. Việc dịch đề, in đề, chuyển bài làm của học sinh về Ban giám khảo của Ban tổ chức được thực hiện trực tuyến bằng cách sử dụng phần mềm Oly-Exams.

Bài thi thực hành được Ban tổ chức gửi qua đường bưu điện đến trực tiếp ban giám sát đại diện cho Ban tổ chức, thiết bị thi thực hành chỉ được mở dấu niêm phong khi được ban tổ chức giám sát trực tiếp qua camera.

Với đoàn Việt Nam, kì thi trực tuyến được tổ chức tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Việc tổ chức kì thi đã được chuẩn bị chu đáo, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ban tổ chức IPhO.

Việc tổ chức kì thi trực tuyến cũng được thực hiện theo quy chế IPhO như thi trực tiếp. Môn thí lí thuyết, gồm 3 bài thi, được thí sinh thực hiện trong 5 giờ. Môn thi thực hành gồm 2 bài thi, được thí sinh thực hiện trong 5 giờ.

Ba bài thi lí thuyết có tên là: 1. Vật lý hành tinh; 2. Thấu kính tĩnh điện; 3. Hạt và sóng. Hai bài thi thực hành có tên là: 1. Tụ điện không lý tưởng; 2. Diot phát quang. Nội dung các bài thi đề cập đến những vấn đề lí thú, hiện đại về vật lí. Các bài thi được các đoàn đánh giá là hiện đại, sâu sắc về nội dung khoa học, thú vị về tính ứng dụng và có tính phân loại cao.

Theo cách xếp hạng huy chương, Việt Nam đứng thứ 7 Sau Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Đài loan, Rumani. Kết quả nổi bật của IPhO năm 2021 đã khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của học sinh, giảng viên, giáo viên và các nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức phức tạp.

Kết quả xuất sắc của Đoàn Olympic Vật lý tiếp tục khẳng định thành tích cao của các Đoàn Olympic Việt Nam năm nay. Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, kết quả xuất sắc này càng có ý nghĩa, thể hiện sự nỗ lực của ngành giáo dục, các nhà trường và các em học sinh vừa nỗ lực phòng chống dịch, vừa quyết tâm khẳng định vị thế của học sinh Việt nam trong các kỳ Olympic quốc tế các môn văn hóa.

MỚI - NÓNG
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
SVVN - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' và ra mắt nền tảng đào tạo tập huấn quốc gia. Đây là bước đi quan trọng nhằm phổ cập tri thức số, trang bị kỹ năng công nghệ cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

 Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

SVVN - Ngày mai, 22/03, “Cuộc thi sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2025” do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp tham gia của các khoa tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học đến từ các trường Đại học trong khu vực Hà Nội sẽ được diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

SVVN - Mới đây, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên – Hoa Học Trò, báo Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với nhân sự đang làm truyền thông và tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) về chủ đề Chiến lược làm việc hiệu quả với báo chí trong truyền thông và tuyển sinh.
Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.