Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt?

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt?
SVVN - Đôi đũa ở mỗi quốc gia lại có các đặc trưng khác nhau. Và chẳng phải vô tình mà chúng lại khác nhau, đó là những câu chuyện lịch sử vô cùng thú vị đấy nhé.

So sánh đũa ở các quốc gia, điểm khác biệt đầu tiên có thể nhận thấy là độ dài của chúng có sự chênh lệch. Theo đó, đũa của Việt Nam thường thường dài và dày hơn đũa của người Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, đũa của người Nhật Bản là ngắn hơn cả. Bên cạnh chiều dài, các bạn hãy lướt qua bài dưới đây để biết thêm nhiều điểm thú vị.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 1

Những đôi đũa đến từ xứ sở Kim chi mang 2 đặc điểm nổi bật là được làm bằng kim loại và có thân dẹt. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa: Thời xưa, những quý tộc người Hàn tin việc sử dụng những đôi đũa bằng bạc sẽ giúp họ phát hiện đồ ăn có bị tẩm độc hay không. 

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 2

Tuy nhiên, những người nghèo thì không có điều kiện sở hữu những đôi đũa xa xỉ bằng bạc. Do đó, họ thay bằng những kim loại khác như một cách để tạo ra cảm giác an toàn cho mình.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 3

Thêm vào đó, sử dụng kim loại để làm đũa thì tốn nhiều chi phí hơn gỗ. Do vậy, người Hàn Quốc xưa đã tạo ra đôi đũa dẹp để tiết kiệm tối đa vật liệu. Tuy nhiên, chính vì đặc điểm này nên đôi đũa Hàn được đánh giá là một trong những loại đũa rất khó dùng.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 4

Nếu đặt những đôi đũa của xứ sở Hoa anh đào cạnh những “người anh em” đến từ các nền văn hóa khác – chắc chắn ai cũng sẽ thấy khác biệt lớn nhất là độ dài có phần khiêm tốn và đầu đũa được vót nhọn.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 5

Trên bàn ăn người Nhật thường xuất hiện các món như hải sản, cá, cơm nắm,… là những thứ khá mềm và dễ bị nát. Do đó, đầu đũa được vót nhọn sẽ giúp việc gắp thức ăn thuận tiện hơn.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 6

Ngoài ra, mỗi người trên bàn ăn sẽ có một suất riêng và người Nhật chẳng có thói quen gắp thức ăn cho nhau nên đôi đũa của họ không cần thiết phải làm dài.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 7

Người Việt và Trung Quốc sở hữu những đôi đũa có hình dáng giống nhau, bởi văn hóa trên bàn ăn của hai quốc gia có rất nhiều điểm tương đồng. Cụ thể, chúng ta ăn chung mâm và thường có thói quen gắp thức ăn cho nhau để thể hiện sự quan tâm.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 8

Bởi vậy, dùng một đôi đũa dài sẽ giúp chúng ta ít phải với hay nhoài người về một phía nào đó trên bàn để gắp hay truyền thức ăn.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều dùng đũa, thế nhưng bạn có biết câu chuyện về sự khác biệt? ảnh 9

Những đôi đũa ra đời cách đây khoảng 4000 đến 5000 năm ở Trung Quốc, những “phiên bản” đầu tiên của đũa ăn mà chúng ta sử dụng ngày nay, thường được làm từ cành cây và được dùng để nấu nướng. Trong vòng nhiều thế kỷ sau đó, đũa ăn đã “di cư” cả sang các nước Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốcvà Việt Nam. Dù tiêu chuẩn, nguyên liệu làm đũa hay cách cầm đũa… có khác nhau ở mỗi nước, thì đôi đũa nói chung vẫn được coi là linh hồn trong bữa ăn của người Châu Á.

Theo http://hoahoctro.vn
MỚI - NÓNG
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
SVVN - Trước thềm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, Thủ đô Hà Nội những ngày này trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khu vực Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn trẻ nô nức diện lên mình những tà áo dài duyên dáng, ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, thể hiện lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
Tại Ký túc xá Ngoại ngữ, đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và khách mời, đồng thời đánh dấu sự ra mắt của CLB Âm nhạc K’NN. Sự kiện không chỉ là một buổi biểu diễn âm nhạc, mà còn là cơ hội để sinh viên nội trú thể hiện đam mê và kết nối với nhau qua âm nhạc.

Có thể bạn quan tâm

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

SVVN - Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam không chỉ là sự kiện đáng nhớ mà còn là cơ hội để nhiều ý tưởng kinh doanh nở rộ. Trong số đó, nổi bật lên hai xu hướng đang được giới trẻ hào hứng đón nhận: Chụp ảnh lấy liền tại các tiệm Photobooth theo chủ đề lịch sử và trải nghiệm không gian quán cà phê mang đậm màu sắc ngày thống nhất...
Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

SVVN - Nguyễn Phạm Hồng Đào, sinh năm 1997 tại TP.HCM, là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ trẻ Việt Nam hội nhập quốc tế với tinh thần dấn thân và sáng tạo. Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, cô từng ghi dấu ấn qua hoạt động xã hội, đối ngoại và các dự án cộng đồng. Hiện Hồng Đào là học viên thạc sĩ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao tại Đại học Canterbury (New Zealand) theo học bổng toàn phần Manaaki.