VN30 đồng loạt khoe sắc xanh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dòng tiền trở lại sôi động hơn, hỗ trợ cho VN-Index phục hồi, tiến về vùng đỉnh cũ. Cổ phiếu vốn hoá lớn, các mã VN30 đồng loạt khoe sắc xanh.

Chiều nay (28/5) là thời điểm lượng cổ phiếu “bắt đáy” trong phiên thanh khoản “khủng” cuối tuần trước về tài khoản nhà đầu tư. Lợi nhuận từ việc mua vào trong phiên thứ 6 chưa rõ rệt, do thị trường hôm qua và sáng nay giao dịch khá ảm đạm. Theo đó, áp lực bán, chốt lời ngắn hạn không xuất hiện. Dòng tiền vào thị trường khởi sắc hơn, thanh khoản tăng nhanh, nhiều vốn hoá lớn giữ nhịp thị trường.

Hỗ trợ đắc lực nhất cho VN-Index là FPT. Cổ phiếu công nghệ này đóng cửa ở mức 137.000 đồng/đơn vị, tiệm cận đỉnh cũ thiết lập tuần trước. Cổ đông FPT chuẩn bị nhận 10% cổ tức tiền mặt và 15% cổ phiếu thưởng, thời gian lần lượt trong quý 2,3 năm nay. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức năm 2023 của FPT là 20% bằng tiền (2000 đồng/cổ phiếu). Trong đó, công ty đã tạm ứng 10% vào tháng 7/2023. Năm nay, FPT dự kiến giữ nguyên mức cổ tức tiền mặt 20%.

VN30 đồng loạt khoe sắc xanh ảnh 1

FPT đứng đầu nhóm dẫn dẫn dắt thị trường.

Cùng nhóm công nghệ, nhiều cổ phiếu có mức tăng tốt, như VGI tăng hơn 6%, CMG tăng hơn 5%, CTR tăng 3,3%, ELC, SGT, ICT, FOC đều tăng giá.

Theo sau FPT, đà tăng của VN-Index được hỗ trợ bởi LPB, HVN, SAB, MSN, VCB, MWG, GAS… Ngoại trừ LPB bất ngờ tăng trần, nhóm ngân hàng vẫn lép vế trong top cổ phiếu tích cực nhất, suy giảm đáng kể ảnh hưởng chi phối đến thị trường.

Dù đạt thanh khoản cao nhất toàn sàn gần 790 tỷ đồng nhưng CTG của VietinBank đóng cửa lại giảm 0,62%. Cổ phiếu này là tâm điểm bán ròng hôm nay của khối ngoại, với giá trị 464 tỷ đồng.

Bên cạnh sự khởi sắc của cổ phiếu công nghệ, HVN cũng là điểm sáng trong phiên, đóng cửa tăng trần lên 26.900 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu Vietnam Airlines đã tăng 50% trong vòng 1 tháng qua, kết phiên ở mức 26.900 đồng/cổ phiếu - cao nhất kể từ tháng 2/2022.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 14,05 điểm (1,11%) lên 1.281,73 điểm. HNX-Index tăng 2,75 điểm (1,13%) lên 245,58 điểm. UPCoM-Index tăng 0,75 điểm (0,79%) lên 95,62 điểm. Thanh khoản gia tăng với giá trị khớp lệnh HoSE hơn 19.100 tỷ đồng.

Khối ngoại chưa dứt mạch bán ròng, với giá trị 1.189 tỷ đồng. Vốn ngoại tập trung xả CTG, VNM, HPG, MSN, VIC…

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Hậu quả để đời từ những phút ‘vui vẻ’

Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Hậu quả để đời từ những phút ‘vui vẻ’

TPO - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục do quan hệ không an toàn luôn là một vấn nạn đối với cuộc sống con người. Với thời điểm nhạy cảm như những dịp cuối năm, khi con người có xu hướng thả lỏng bản thân hơn, bác sĩ cảnh báo chúng ta điều gì? Hãy cùng Tiền Phong trò chuyện với TS.BS. Phan Chí Thành, Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung ương xung quanh câu chuyện tế nhị này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) ngày 21/1/2025 ký sắc lệnh hành pháp về việc Mỹ sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, hiện do Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) lãnh đạo. Mỹ là một trong những nhà tài trợ tài chính lớn nhất của tổ chức này, đóng vai trò trung tâm trong phản ứng với đại dịch toàn cầu COVID-19. Ảnh: AP.

Mỹ rút khỏi WHO: Bốn tác động tiêu cực

TPO - Hôm nay (ngày 21/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quyết định này có khả năng gây ra những hậu quả sâu rộng đối với hoạt động của WHO cũng như sức khỏe cộng đồng toàn cầu, làm suy yếu nỗ lực ứng phó các tình huống khẩn cấp về y tế, làm giảm hợp tác y tế quốc tế…