“Vườn rau nghĩa tình mùa dịch” của bốn chàng sinh viên Bách khoa

0:00 / 0:00
0:00
“Vườn rau nghĩa tình mùa dịch” của bốn chàng sinh viên Bách khoa
SVVN - Đối diện với những thiếu hụt về nhu yếu phẩm trong những ngày giãn cách, nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) đã lên ý tưởng cải tạo bãi đất trống gần chỗ trọ thành vườn rau xanh nhằm tự cung cấp thực phẩm cho mình và những người xung quanh.  

Nhóm bạn gồm bốn thành viên: Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cường. Các bạn đều đang là sinh viên năm cuối, quê ở Nghệ An, cùng trọ tại phường Linh Tây (Thủ Đức). Kẹt lại Sài Gòn trong những ngày giãn cách, các bạn rất lo lắng vì phải nghỉ làm và không thể mua được lương thực, thực phẩm. Dù cuộc sống đã tạm ổn định một phần do nhận được sự hỗ trợ của địa phương và nhà trường nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

Do đó, nhóm quyết định làm vườn để “tự lực cánh sinh” về nguồn cung rau xanh. May mắn nhận được sự cho phép của chủ bãi đất trống gần khu trọ. Vào giữa tháng Bảy vừa qua, các bạn đã bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng “vườn rau nghĩa tình mùa dịch” của mình.

“Vườn rau nghĩa tình mùa dịch” của bốn chàng sinh viên Bách khoa ảnh 1

Vườn rau rộng 2.000m2 với nhiều luống rau xanh tốt.

Hữu Cường chia sẻ: “Cũng may mắn tụi mình đều là con nhà nông nên cũng có được ít kinh nghiệm trồng trọt học được từ bố mẹ. Ngoài ra, tụi mình lên mạng tham khảo những điều chưa biết để đảm bảo công việc diễn ra hiệu quả”. Hạt giống được nhóm đặt mua trên mạng và được bà con hàng xóm hỗ trợ một phần.

Ban đầu, nhóm dự định chỉ trồng đủ để cung cấp cho nhóm và mọi người trong xóm. Nhưng sau đó, các bạn quyết định mở rộng quy mô vườn rau với diện tích khoảng 2.000m2 để có thể hỗ trợ thêm nhiều người. Chi phí tạo nên khu vườn do các bạn cùng nhau đóng góp và cũng nhận được sự giúp đỡ của bà con xung quanh. Tuy nhiên, nhóm bạn cho rằng chi phí đó không đáng kể so với thời gian, công sức các bạn dành ra để vun đắp cho vườn rau.

“Vườn rau nghĩa tình mùa dịch” của bốn chàng sinh viên Bách khoa ảnh 2
Mỗi ngày, các bạn đều dành thời gian làm vườn, chăm rau.

Trên khu vườn được cải tạo, nhiều loại rau như đậu bắp, bí đỏ, rau muống khô, rau lang, chùm ngây, rau cải, rau dền, mướp hương, bí đao, dưa leo... được các bạn trồng theo luống. Hàng ngày, bốn chàng trai dành ra buổi sáng sớm và chiều muộn để tưới nước, bón phân, nhổ cỏ và làm luống... Hữu Cường thổ lộ: “Tụi mình tìm thấy niềm vui trong mùa dịch, đó là mỗi ngày được nhìn những luống rau mình trồng lớn thêm và xanh tốt. Điều đó cũng có nghĩa tụi mình sẽ có thể giúp được thêm cho nhiều người nữa”.

“Vườn rau nghĩa tình mùa dịch” của bốn chàng sinh viên Bách khoa ảnh 3
Nhóm bạn tặng rau cho những người dân xung quanh.

Mỗi lần thu hoạch, rau được nhóm bạn đích thân bó lại và đem đến tận nơi tặng cho người dân trong khu vực sinh sống. Trong quá trình cho và nhận, các bạn luôn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “5K” và giữ khoảng cách an toàn. “Trong thời điểm này thì thật sự là “một miếng khi đói bằng một gói khi no” nên mọi người rất vui vẻ đón nhận món quà của tụi mình”, Cường hào hứng cho biết. Chính cảm giác có thể chia sẻ khó khăn cho mọi người là động lực để nhóm bạn tiếp tục tâm huyết với “vườn rau nghĩa tình mùa dịch” của mình.

Sắp tới, dù khá bận rộn khi đã bước vào năm học mới được hai tuần nhưng nhóm bạn dự định vẫn tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất để có thể đem rau xanh đến với những gia đình ở các khu vực lân cận thông qua chính quyền phường. “Tụi mình nghĩ cho đi là của còn mãi. Với tinh thần tuổi trẻ, bọn mình luôn muốn đóng góp một phần nhỏ công sức để làm những việc có ích cho xã hội, đặc biệt là trong thời gian này để mọi người cùng nhau sớm vượt qua đại dịch. Bọn mình cảm thấy rất hạnh phúc khi nụ cười của mọi người vẫn luôn nở trên môi và giữa Sài Gòn vẫn luôn có thật nhiều điều ấm áp”, Hữu Cường bộc bạch.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Giọng ca Á quân X-Factor Tuấn Phương khiến hội trường của Đại học Ngoại thương ‘dậy sóng’

Giọng ca Á quân X-Factor Tuấn Phương khiến hội trường của Đại học Ngoại thương ‘dậy sóng’

SVVN - Ngày 28/11/2023, Á quân X-Factor 2016 - ca sĩ Tuấn Phương đã có màn trình diễn đầy ấn tượng tại chương trình tọa đàm hướng nghiệp với chủ đề: “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Life Coach Quốc tế (GEIN ACADEMY) tổ chức.
Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

SVVN - Sáng ngày 3/12 tới đây, tại trường ĐH Văn Hiến, sẽ diễn ra Lễ phát động chương trình 'Chủ nhật Đỏ' 2024, với chủ đề “Hiến máu cứu người – sinh mệnh của bạn và tôi”. Chương trình do báo Tiền Phong chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia và một số đơn vị tổ chức.
Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

SVVN - Đó là chia sẻ của CEO Nguyễn Thu gửi tới sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong buổi toạ đàm hướng nghiệp “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do báo Tiền Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Học viện Life Coach Quốc tế tổ chức. Chị Nguyễn Thu là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.