Vượt qua mặc cảm để khẳng định bản thân

0:00 / 0:00
0:00
Vượt qua mặc cảm để khẳng định bản thân
SVVN - Trần Thảo Linh (sinh năm 1993) sống tại Hà Nội đã vượt qua mặc cảm, tự ti của một người khiếm thính để theo đuổi công việc mà mình yêu thích. Hiện Linh đang là một content marketer và copywriter.  

Bỏ lại khiếm khuyết phía sau

Trước đây, Thảo Linh từng học khoa Công tác xã hội, chuyên ngành Tâm lý học với mong muốn giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Trước khi bén duyên với công việc hiện tại, Thảo Linh từng có quãng thời gian làm công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu. Linh làm khoảng một năm sau khi ra trường, rồi mới quay trở lại làm Content. “Đó là lần đầu tiên mình đi làm trong môi trường công ty cụ thể. Ở đó đã giúp mình thấy được rất nhiều bài học về cách làm việc, ứng xử, văn hóa nội bộ của một công ty. Đó cũng là khởi đầu cho công việc fulltime sau này”, Thảo Linh chia sẻ.

Vật lộn rất nhiều trong quá trình hoà nhập với cộng đồng, Thảo Linh có những nỗi đau, tự ti riêng mà cô không thể nói ra với ai. “Mình hiểu điều đó nên đã quyết định học Tâm lý học với hy vọng có thể giúp được những bạn trẻ “mắc kẹt” như mình. Dù hiện tại mình làm trái ngành nhưng khoảng thời gian sinh viên đó giúp mình hiểu được bản thân, sống mạnh mẽ hơn”, Linh bày tỏ.

Vượt qua mặc cảm để khẳng định bản thân ảnh 1

Thảo Linh thấy mình có ý nghĩa hơn khi được cống hiến cho cộng đồng và được xã hội công nhận. (Ảnh: NVCC)

Thảo Linh bắt đầu công việc làm Content từ năm 2012. Linh quản lý một fanpage dành cho cộng đồng tuổi teen. Năm 2014, Linh hợp tác cùng team làm dự án về sách. Đây là viên gạch đầu tiên trong hành trình làm Content của Thảo Linh. Linh học được cách viết Content như thế nào cho đúng, phân phối trên các kênh phù hợp. “Lúc đó, mình chưa hề nghĩ đến việc viết Content như bây giờ, mà chỉ đơn giản là thích viết, thích thể hiện. Vì mình hạn chế về lối diễn tả bằng lời, nên hay diễn tả bằng câu nói nhiều hơn. Sau đó, những niềm vui nho nhỏ từ khách hàng như feedback mình viết hay, chạm đến cảm xúc của họ đã khiến mình có quyết tâm theo nghề”, Thảo Linh cho biết.

Vẫn còn nhiều thử thách

Điều khó khăn nhất xảy đến mỗi khi Thảo Linh chuyển việc. Theo Thảo Linh, hiếm có công ty nào chấp nhận bắt đầu cùng với Linh, quãng thời gian dài tìm việc khiến Linh bị stress. “Chẳng đếm được số lần mình muốn bỏ nghề. Họ cho rằng chỉ vài ba câu chữ đã là content, vậy nên không ai muốn trả cao. Mỗi lần nhảy việc, các công ty, thương hiệu đều có giọng văn và cách làm việc khác nhau nên mình đều cố gắng học cách thích nghi nhanh dù gặp trở ngại trong giao tiếp. Nhất là nhiều lúc bí ý tưởng, bí câu chữ mà deadline đến gần”, Thảo Linh chia sẻ.

Dịch COVID-19 khiến kinh doanh của các nhãn hàng không được thuận lợi, họ cũng hạn chế đặt Content, Linh cũng vừa nghỉ việc bởi lý do này. Mặt khác, việc trải nghiệm nhiều lĩnh vực đã cho Thảo Linh các kiến thức mới về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, giúp Linh tích góp nhiều kinh nghiệm.

Vượt qua mặc cảm để khẳng định bản thân ảnh 2

Khả năng nghe, nói bị ảnh hưởng, Thảo Linh chọn truyền tải qua câu chữ.

Thảo Linh thường lên kế hoạch content cho một tháng, sau đó triển khai từng tuần theo kế hoạch trên, đặt ảnh, video clip tương ứng theo bài đăng và đăng bài. “Bảy ngày một tuần, thì mình làm việc sáu ngày. Mình hay kết thúc công việc khá muộn, tầm 8h - 9h tối, hoặc nếu có content lên gấp thì sẽ khuya hơn để đáp ứng ngay lúc khách cần. Động lực giúp mình theo đuổi đến cùng chính là những lúc sản phẩm của mình được công nhận. Lúc ấy, cảm thấy mình làm nghề là đúng, là giúp ích cho thương hiệu”, Thảo Linh tâm sự.

Sự phát triển cộng đồng cũng như các hoạt động hỗ trợ cho người khiếm thính tại Việt Nam tuy phát triển hơn trước song vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều nơi vẫn chưa xóa bỏ được định kiến đối với người khiếm thính. “Họ sợ giao tiếp trực tiếp dẫn đến khó khăn, cản trở công việc. Một người quen nói với mình rằng, nếu làm nhân sự, chưa chắc họ đã chọn mình. Không phải vì mình yếu kém, mà họ cần xem xét đến sự thuận tiện cho công ty nhiều hơn. Mình luôn tự hỏi tại sao không tạo ra cơ hội dành cho người khiếm thính được thể hiện nhiều hơn? Nếu được cho cơ hội, mình nghĩ chắc chắn họ sẽ làm xã hội bất ngờ”, Thảo Linh tâm sự.

Vượt qua mặc cảm để khẳng định bản thân ảnh 3

Những dòng cảm ơn của khách hàng là động lực để Linh tiếp tục cố gắng trong công việc.

Thảo Linh cũng không tránh khỏi những lần bị người khác làm tổn thương khi nhắc đến khiếm khuyết của mình. “Thường mình im lặng không lên tiếng, vì mình biết mỗi người có cách nhìn khác nhau, mình không thể bắt họ nhìn theo cách của mình được. Mình chỉ có thể lấy đó làm động lực cố gắng hơn”, Linh bày tỏ.

Khi Thảo Linh đi làm cũng đã nhận được nhiều sự yêu quý từ đồng nghiệp. Linh cũng thường xuyên trò chuyện với bạn thân. “Ngày nào tụi mình cũng nói chuyện với nhau. Chính bạn ấy đã phát hiện tiềm năng làm content của mình, thấu hiểu và giúp mình thay đổi, theo đuổi nghề. Cùng với đó, những năm tháng đồng hành cùng với đội ngũ trong dự án sách năm 2014 đã trở thành kỉ niệm đặc biệt bởi họ đã chỉ bảo và dạy dỗ mình rất nhiều”, Linh cho biết thêm.

Thảo Linh hy vọng, trong tương lai có thể phát triển bản thân nhiều hơn nữa, đồng thời sẽ mở một quán cafe, đồ ăn để hỗ trợ việc làm cho người khiếm thính.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.