Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế

TPO - Sức mua giảm sâu, cộng với yếu tố thời tiết vừa nắng gắt vừa mưa dầm khiến thị trường hoa Tết Nguyên đán 2024 tại Đà Nẵng trở nên hẩm hiu. Nhiều cây cảnh bán ế, cho thuê đã được các nhà vườn thu mua đem về kiên trì chăm sóc, hồi sức với hy vọng vào mùa hoa Tết năm sau sẽ xum xuê, may mắn hơn.
Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 1

Vườn mai Xứ Quảng (số 273 đường Lê Đại Hành, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) là vườn mai lớn ở Đà Nẵng. Anh Huỳnh Đức Lục, một nghệ nhân ở đây cho biết: “Năm nay cây tại vườn không bán được, người dân họ chọn thuê nhiều hơn. Sau Tết thì mình thu lại để chăm sóc, phục hồi cho cây. Quy trình chú trọng vào phần rễ, bón phân, kích rễ, tưới cây và phủ vi sinh lên gốc giữ độ ẩm tốt”. Ảnh: anh Huỳnh Đức Lục với gốc mai vườn nhà. Ảnh Duy Quốc

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 2

Vận chuyển cây mai về vườn để chăm sóc, phục hồi cho cây. Ảnh: Bảo Trân

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 3

Vấn đề thường gặp là bộ rễ của cây bị yếu do phải nuôi cây, trong khi người thuê chơi chăm sóc chưa đúng cách, cung cấp thừa hoặc thiếu độ ẩm cho cây. Ảnh: Cây mai mới về vườn rất yếu nên sẽ xử lý toàn bộ để dưỡng lại cây. Ảnh: Bách Viên

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 4

Nên sau khi chở cây về, nhà vườn sẽ cắt tỉa cành, cắt bỏ khoảng 1/2 số lá trên cây. Ảnh: Nhặt bỏ những nụ hoa đối với các cây mai lớn để cây đỡ bị nặng. Ảnh: Bách Viên

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 5

Đồng thời sử dụng phân và nước phun lên cây để kích thích sự phát triển, dưỡng cây và giúp cây phục hồi lại sau thời gian du xuân. Những cây mai có dấu hiệu khô héo sẽ được dùng thuốc đặc dụng để xử lý bộ rễ, tưới quanh gốc nhiều hơn so với bình thường. Ảnh: anh Lục pha thuốc kích rễ cho cây sau Tết. Ảnh: Bảo Trân

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 6

Bước tiếp theo là dùng vòi phun nước kết hợp dung dịch đặc dụng để đánh bay nấm mốc, hoặc dùng phương pháp thủ công chà mạnh vào thân cây để loại bỏ nấm mốc. Các chậu xấu sẽ đập đi thay chậu mới, và thay đất trồng đủ chất dinh dưỡng để cây phục hồi. Ảnh Bảo Trân

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 7

Quá trình dưỡng cây mai tại vườn trung bình sẽ cách nhau 15 ngày. Người nông dân sẽ giữ lại hoa và thường xuyên lặt lá với tưới nước bón phân để dưỡng cây. Ảnh: Tưới kích rễ và nhổ cỏ, tạo không gian thoáng để gốc nhận nắng giúp tránh nấm mốc gây hại. Ảnh: Bảo Trân

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 8Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 9

Hoa mai được giữ lại không cần lặt như lá. Ảnh: Bảo Trân

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 10

Anh Nguyễn Bá Minh (thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) là một trong những người đầu tiên trồng quất cảnh quy mô lớn ở Đà Nẵng.

“Tôi trồng quất đã hơn 6 năm. Năm đầu trồng thử nghiệm chỉ có 150 cây, năm sau thấy ổn nên tăng số lượng cây lên 300 cây. Vụ Tết mới đây, do kinh tế khó khăn nên tôi chỉ dám thu mua lại quất của người chơi xong với số lượng ít”, anh Minh nói.

Du khách thích thú ngắm quất tại chợ hoa Xuân Đà Nẵng. Ảnh: Thái Lâm

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 11

Hiện tại, vườn quất nhà anh Minh có hơn 50 cây quất đủ loại kích cỡ. Với những cây nhỏ, anh cắt tỉa cành và lặt toàn bộ lá trên cây. Nấm xanh bám thân cây được cạo sạch và phun nước kết hợp dung dịch đặc dụng bằng máy áp lực cao để rửa sạch vi khuẩn cũng như tăng đề kháng cho cây nhanh phục hồi vết thương. Đồng thời tưới nước và cung cấp chất dinh dưỡng kích thích rễ phát triển. Ảnh: anh Nguyễn Bá Minh bắt đầu phục hồi cho những cây quất sau Tết.

Với những chậu quất có kích thước gốc và cành lớn, anh Minh dùng dây nhựa để cố định cho cành không bị bung, quả sẽ lặt hết cho cây đỡ bị nặng. Rửa lá, thay chậu đổi đất mới và rửa rễ bằng dung dịch đặc dụng. Đa số, các chậu quất lớn đều thu mua lại của người dân chơi Tết nên khi vận chuyển về phải để cho cây “tỉnh” mới có thể bắt đầu xử lý và chăm sóc. Ảnh: Bách Viên

Xem nông dân Đà Nẵng hồi sinh cây Tết bán ế ảnh 12

Quá trình chăm cây quất sẽ diễn ra thường xuyên, cách nhau không quá một tuần, giúp cây đảm bảo được sự phát triển đúng tiến trình và cho ra những cây quất đẹp nhất phục vụ cho Tết năm sau.

Tin liên quan