Xét điểm thi tốt nghiệp THPT không còn ‘hot’?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Được đánh giá là thước đo trình độ và tạo khả năng tiếp cận thí sinh rộng rãi, đáp ứng tiêu chí đầu vào, tuy nhiên, việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT của các trường ĐH trong năm 2022 có xu hướng giảm.

Nhiều trường ĐH giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Tại phía Nam, trong đề án tuyển sinh 2022 được nhiều trường ĐH công bố, có thể thấy chỉ tiêu phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm, cùng lúc tăng ngưỡng đầu vào. Năm nay, trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) cho biết cùng với việc đa dạng hình thức tuyển sinh, tăng chỉ tiêu từng phương thức, trường chú trọng tăng chỉ tiêu xét tuyển phương thức xét kết quả điểm thi kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG TP. HCM tổ chức năm, từ 40% - 60% tổng chỉ tiêu. Đây là mức tăng nhiều nhất trong các năm qua, đồng nghĩa chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm.

Còn tại trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM), ThS Phùng Quán - Trưởng Phòng Thông tin - Truyền thông trường cũng cho biết, trong tổng chỉ tiêu 3.600 sinh viên trong 6 phương thức xét tuyển, trường chỉ dành cho phương thức 3 xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 dự kiến từ 15 - 50%. Trong khi đó phương thức 4 xét điểm thi ĐGNL từ 40% đến 70% tổng chỉ tiêu.

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT không còn ‘hot’? ảnh 1

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT có xu hướng giảm trong năm 2022.

Tương tự, một trường thành viên ĐHQG TP. HCM là ĐH CNTT cũng xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, trường còn đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 22 điểm (cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển). Mới đây, trường ĐH Kinh tế TP. HCM cũng công bố năm 2022, trường giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển như năm trước nhưng phân bổ lại chỉ tiêu cho từng phương thức, trong đó xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chỉ chiếm từ 10-20% chỉ tiêu.

Ở phía Bắc, các trường ĐH lớn như: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân… điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ được dùng để xét tuyển ở mức 10-20% thí sinh, thậm chí ít hơn một số phương thức khác.

Phát triển phương thức tuyển sinh riêng?

Theo các chuyên gia, điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được xem là thước đo chính và phương thức xét tuyển chính của các trường ĐH. Tuy nhiên, xu hướng là có dấu hiệu giảm khi các trường lựa chọn nhiều phương thức xét tuyển riêng, trong đó có điểm hai kỳ thi ĐGNL do ĐHQG TP. HCM và ĐHQG Hà Nội tổ chức. Bên cạnh đó là các phương thức xét tuyển ưu tiên thí sinh có thành tích nổi bật về văn thể mỹ, hoạt động cộng đồng, thí sinh tài năng…

Theo PGS. TS Vũ Hải Quân – Giám đốc ĐHQG TP. HCM, trong giai đoạn 2022 - 2025, ĐHQG TP. HCM sẽ tăng tối thiểu 40% chỉ tiêu các phương thức xét tuyển. Hiện nay, điểm kỳ thi ĐGNL do đơn vị này tổ chức được rất nhiều trường ĐH đánh giá tốt vì sàng lọc thực chất năng lực thí sinh, đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào. Có đến 70 trường trong cả nước đang sử dụng điểm thi này làm phương thức xét tuyển, theo Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP. HCM.

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT không còn ‘hot’? ảnh 2

Nhiều trường ĐH đang mạnh dạn xây dựng các phương thức tuyển sinh riêng.

Ngoài ra, một số trường tại phía Nam: ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN… cũng bắt đầu sử dụng điểm thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội tổ chức, ngay trong năm 2022.

Theo đánh giá của nhiều trường, thí sinh trúng tuyển từ phương thức xét điểm thi ĐGNL nhỉnh hơn từ xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Một nguyên nhân nữa khiến việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm, theo các chuyên gia, hồi tháng 10/2021, Bộ GD – ĐT đã công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2022, trong đó khuyến cáo các trường/ ngành có mức độ trạnh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn. Từ đây, nhiều trường ĐH mạnh dạn xây dựng nhiều phương án tuyển sinh riêng, cắt giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH dù vẫn đánh giá cao kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh riêng nhằm đáp ứng đúng tiêu chí đầu vào và phù hợp với yêu cầu đào tạo của từng trường đang phát triển mạnh.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

SVVN - Trong chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", tháng 9/2023, với chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm”, do HĐND TP. HCM vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM cho biết, thực tế hiện nay, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng học nghề là con đường của những người học kém, không thể vào đại học.
Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

SVVN - Theo quy định của Bộ GD - ĐT, từ ngày 24/8 đến 17h ngày 8/9/2023, tất cả thí sinh trúng tuyển đại học phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Những thí sinh không hoàn thành xác nhận trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển ở các trường.
Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

SVVN - Từ sáng 5/9, không khí đón tân sinh viên ở nhiều trường đại học tại TP. HCM đã bắt đầu náo nhiệt. Đông đảo tân sinh viên và phụ huynh đã có mặt tại trường từ sớm để hoàn thành thủ tục, với niềm hân hoan nhưng cũng còn không ít sự lo lắng.
Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

SVVN - Tranh thủ những ngày nghỉ lễ, nhiều tân sinh viên đã gấp rút về các trường đại học ở TP. HCM để làm thủ tục nhập học và tìm kiếm phòng trọ cho mình. Nhiều trường cũng đã sẵn sàng các phương án để đón tân sinh viên nhập học.