Người thực hiện cuộc giao tiếp đó chính là Nguyễn Đào Xuân Hải (sinh viên khoa Cơ khí Chế tạo máy, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM). Trong 6 tháng liền, Hải và người bạn đồng khóa Lương Hữu Thành Nam và các bạn tại Open Lab miệt mài nghiên cứu chế tạo Robot Tele medicine. Sản phẩm của nhóm đã từng xuất sắc đoạt giải Nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp quốc gia năm 2019, do Bộ GD - ĐT phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ, T.Ư Đoàn, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam tổ chức.
Robot ứng dụng và công tác khám chữa bệnh không còn xa lạ nhưng điều đặc biệt trong sản phẩm của Hải và Nam là trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) giúp việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn.
Với Robot AI này, gười khám chữa bệnh có thể giao tiếp với Robot thông qua một micro nhỏ. Tính năng AI của robot giúp nó có thể định hướng được trong không gian bệnh viện và di chuyển đến nơi cần đến. Robot Tele medicine đã được ứng dụng thử nghiệm tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.
3 phần chính của Robot Tele Medicine gồm bộ sử lý trung tâm, bộ phận tương tác và bộ phận di chuyển. Trong đó bộ xử lý trung tâm sẽ gắn liền với bộ di chuyển để giảm thiểu khối lượng và kích thước trong khu vực bệnh viện, có thể quét được chướng ngại vật trong khoảng cách 4m để tránh và không va chạm. Trong khi đó bộ phận tương tác gồm màn hình có tích hợp loa, micro và camera để điều hướng di chuyển
Thông thường, người khám chữa bệnh vào bệnh viện sẽ trải qua các thủ tục: lấy số thứ tự, mua và trình sổ khám chữa bệnh, nộp viện phí... Robot sẽ giúp đẩy nhanh các thủ tục này thông qua hỗ trợ trên màn hình. Robot cũng có thể đóng vai “hướng dẫn viên” của bệnh viện bằng cách trả lời được các câu hỏi như thực đơn căngtin, các dịch vụ khuyến mãi, các khoa/phòng nào đang có bác sĩ trực, danh sách bác sĩ đang trực khám... Trong trường hợp không tìm được câu trả lời, robot sẽ tự động gửi câu hỏi hoặc gửi thẳng đến bác sĩ nếu bệnh nhân muốn biết”.
Thao tác trên máy nhanh, dễ sử dụng và linh hoạt. Robot cũng được trang bị app lưu trữ giúp bệnh nhân có thể theo dõi hồ sơ bệnh án, lịch tái khám... Thông qua app này, bệnh nhân có thể thao tác thông tin với bác sĩ. Xa hơn, việc sử dụng robot sẽ giúp quá trình số hóa dữ liệu bệnh án của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Điều này có vai trò rất quan trọng cho các nghiên cứu về y học trong tương lai cũng như làm nền tảng cơ sở dữ liệu lớn để ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào y học.
Rrobot có thể hỗ trợ người bệnh đo các số liệu sức khỏe như huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ… Tất cả thông số thu được sẽ được lập thành hồ sơ bệnh án điện tử và cập nhật trực tiếp cho bác sĩ để theo dõi
PGS. TS Nguyễn Trường Thịnh – Trưởng Khoa Cơ khí Chế tạo máy cho biết, hệ thống này có thể kết nối trên máy tính, điện thoại, bộ lưu trữ thông tin, sổ khám bệnh online, ngoài ra còn có thể truy xuất dữ liệu trực tuyến, tiên đoán và hỗ trợ. Robot cũng có thể ứng dụng vào phiên dịch trực tuyến, giảm thời gian đưa người bệnh ra nước ngoài nếu cần, hoặc hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa đối với những người ở vùng hải đảo, khu vực cách biệt.
Hiện tại, nhóm đang tiếp tục nâng cấp các tính năng của robot, đồng thời sẽ đi sâu vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo phân tích hình ảnh, kết hợp với đánh giá các chỉ số sức khỏe để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.