Xuất bản lậu nguy hơn cả tội phạm

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Sách lậu, đĩa lậu, đang rất bức xúc trong thị trường xuất bản phẩm hiện nay và cả trên nghị trường sáng qua.

> Có bó tay trước nạn sách lậu?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho biết, theo đánh giá Hội nghị về chống in lậu năm 2010, trên 90% sách bày bán ở vỉa hè, lề đường là sách giả, một tỷ lệ không nhỏ các xuất bản phẩm khác là lậu đang trôi nổi ở các ngõ ngách khác của thị trường.

Tác giả, nhà xuất bản tốn bao công sức, tiền của, thời gian mới cho ra đời một xuất bản phẩm, nhưng kẻ xấu chỉ bằng một thao tác đơn giản, đầu tư chút ít, có thể có những xuất bản phẩm lậu với giá bán áp đảo giá bán chính thức.

 Xuất bản phẩm điện tử, sách điện tử cũng cần quy định phải có giấy phép xuất bản như một xuất bản phẩm bình thường và phải có các biện pháp chế tài xử lý các vi phạm bản quyền đối với xuất bản phẩm điện tử”  

“Đó không chỉ là tội phạm mà trong nhiều trường hợp có thể gọi là tội ác vì phá hoại sự lành mạnh, niềm tin trong xã hội, gieo rắc vào những người tiếp cận, sử dụng những xuất bản thật này suy nghĩ trong xã hội ta có thể lậu được, có thể ăn cắp được, thậm chí có thể ăn cướp được”- ông Hùng nói.

Phân tích của ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho rằng, Luật Xuất bản đang có kẽ hở: Chỉ điều chỉnh hoạt động in xuất bản phẩm mà không cho phép cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng quản lý các hoạt động in khác.

Như vậy, các cơ sở in không in các xuất bản phẩm sẽ không nằm trong diện phải xin cấp phép, nằm ngoài sự quản lý và cơ quan quản lý thậm chí không nắm được, kể cả địa điểm diễn ra hoạt động in.

“Đây chính là kẽ hở in lậu, in nối bản, in giấy tờ giả ngày càng phát triển và không có cơ chế kiểm soát, cũng như cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể. Vì vậy, cần quy định mọi cơ sở in đều phải đăng ký hoạt động và đạt yêu cầu về điều kiện thành lập như quy định trong dự thảo” ĐB Hải nói.

ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP Hồ Chí Minh) cho rằng phải nhanh chóng sửa đổi Luật xuất bản để sớm khắc phục những bất cập, các biểu hiện chạy theo lợi ích kinh tế.

ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) nhận định, sách điện tử sẽ là đối tượng quan trọng của ngành xuất bản trong tương lai. Vì vậy, Luật cần quy định cụ thể về sách điện tử, xuất bản phẩm điện tử.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG