Xúc động với chân tình người dân gọi cố nghệ sĩ Chí Tài là 'Dượng Bảy Phước Hải'

TPO - Sự gần gũi, hài hước và những nỗ lực cuối cùng của cố nghệ sĩ Chí Tài trong chương trình “Cơ hội đổi đời” khiến khán giả xúc động.

Tập 1 “Cơ hội đổi đời” đã chính thức lên sóng 20:30 thứ Ba, ngày 05/01 vừa qua với sự góp mặt của “Bộ 3 hi vọng”: cố nghệ sĩ Chí Tài, ca sĩ Ngô Kiến Huy cùng cầu thủ Quế Ngọc Hải. Bên cạnh đó là sự dẫn dắt của cặp đôi MC Việt Hương – Đại Nghĩa mang đến những tình huống hài hước, vui nhộn cho chương trình. Sau những khoảnh khắc đẹp đã công bố trước đó, khán giả được dịp chứng kiến trọn vẹn phần thi của cố nghệ sĩ Chí Tài cũng 2 vị khách mời còn lại, nỗ lực mang về số tiền hơn 70 triệu đồng cho gia đình em Tuấn Anh 16 tuổi – đang mắc bệnh viêm tủy và phải nuôi mẹ bị tâm thần.

Thử thách đặt ra cho cố nghệ sĩ Chí Tài là phải tìm đường đến chợ Phước Hải để nhận nhiệm vụ chế biến món đặc sản địa phương – bánh khọt “đúng chuẩn” Vũng Tàu. Dưới áp lực của thời gian, số tiền 30 triệu sẽ giảm dần nên cố nghệ sĩ đã chạy hết tốc lực, mặc cho việc bị giãn dây chằng dưới chân để đến chợ mua các nguyên liệu cần thiết.

Để làm được món ăn quen thuộc này, cố nghệ sĩ phải dùng 100 nghìn đồng được chương trình cấp, mua đầy đủ rau sống, hải sản, bột làm bánh khọt và nhanh chóng di chuyển về khu vực bếp để chế biến.

Xúc động với chân tình người dân gọi cố nghệ sĩ Chí Tài là 'Dượng Bảy Phước Hải' ảnh 1 Cố nghệ sĩ Chí Tài chạy vào chợ tìm kiếm nguyên liệu để chế biến món bánh khọt

Nhờ có sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con, rồi nhiều sạp hàng “vừa bán vừa cho” nên cố nghệ sĩ Chí Tài nhanh chóng hoàn tất giai đoạn 1, liền bắt tay vào phần chế biến. “Biên tập nói thử thách nhẹ lắm chú, ví dụ như đi chợ. Tưởng đâu nhẹ lắm, ai ngờ chuyến đi chợ này không bình thường. Mình phải chạy thật nhanh, mua nguyên liệu dù mình không rành. Mình không nghĩ mình làm được món bánh khọt, dù món này rất bình dân nhưng chưa bao giờ mình làm. Mình có rất nhiều trải nghiệm và mình có một sự suy ngẫm nào đó, khi ăn một món ăn hãy nhớ công sức người làm”, cố nghệ sĩ chia sẻ.

Thấy cố nghệ sĩ loay hoay với món bánh khọt, nhiều người dân phụ các công đoạn, cho nước mắm pha sẵn để không mất nhiều thời gian. Đặc biệt, chị Bảy - chủ hàng bán cá trong chợ đã quyết định nghỉ bán để giúp đỡ cho nam danh hài. Lúc đầu chị có mặt tại ngay sân khấu chính như vì quá nôn nóng muốn giúp đỡ thần tượng, chị liền chạy sang chỗ nghệ sĩ Chí Tài vừa dẫn anh đi mua nguyên liệu, phụ lặt rau, rửa rau, làm nước mắm… Chị cũng là một trong 11 “giám khảo” nếm thử món ăn do chính tay cố nghệ sĩ thực hiện, không ngại giơ bảng trái tim, góp phần giúp cố nghệ sĩ hoàn thành thử thách.

Xúc động với chân tình người dân gọi cố nghệ sĩ Chí Tài là 'Dượng Bảy Phước Hải' ảnh 2
Xúc động với chân tình người dân gọi cố nghệ sĩ Chí Tài là 'Dượng Bảy Phước Hải' ảnh 3  

Quá vui mừng vì gặp được thần tượng, chị Bảy chạy lên sân khấu cho hay: “Vì mê anh Chí Tài nên bỏ bán cá ra đây cổ vũ luôn. Dẹp luôn hàng hôm nay luôn”. Chứng kiến tình cảm quá lớn của người dân Phước Hải, đặc biệt là chị Bảy dành cho mình, cố nghệ sĩ đã đề nghị ôm một cái cảm ơn nhưng vị khán giả ngại ngùng rời sân khấu. Cố nghệ sĩ còn nói với theo: “Sao bà bỏ lại tôi một mình ở đây?”. Cuối chương trình, chị Bảy còn hài hước gọi nghệ sĩ Chí Tài là “Dượng Bảy” khiến ai nấy cũng bật cười vỗ tay vì tình cảm quá đỗi chân tình giữa nghệ sĩ và bà con nơi đây.

MỚI - NÓNG
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua khu vực Miền Bắc, Thủ đô Hà Nội có diễn biến giảm mưa gián đoạn. Mưa lớn xuất hiện chủ yếu về đêm, trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Dự báo khoảng từ 11/5 khu vực lại đón một đợt không khí lạnh yếu gây mưa diện rộng.
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.