Yêu môi trường từ những điều nhỏ nhất

Yêu môi trường từ những điều nhỏ nhất
SVVN - Rác thải không hề có giá trị? “The People”, một nhóm bạn trẻ tại TP. HCM muốn thay đổi quan điểm đó, truyền thông điệp đến mọi người để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống, với sự kiện “Thôi! Xuống đi!”.

Hãy học cách “nhìn xuống”

Nguyễn Trương Hoàng Thu (Trưởng Ban Tổ chức sự kiện “Thôi! Xuống đi”) chia sẻ: “Nhóm mình vốn không dự định làm về chủ đề môi trường trong năm nay. Nhưng khi thực hiện một cuộc phỏng vấn nhỏ và nhận thấy còn nhiều người dân trong thành phố chưa nhận thức được tiềm năng của rác thải, tụi mình đã quyết định sẽ giúp mọi người nhận thức đúng về rác thải và tiềm năng của nó. Khi đó, mọi người sẽ biết phải làm gì với từng loại rác thải, những thứ tưởng chừng không còn sử dụng được nữa”.

Mỗi năm, “The People” tổ chức từ một đến hai sự kiện. “Thôi! Xuống đi!” là sự kiện thứ tư mà “The People” đã thực hiện vào ngày 28 và 29/7/2018. “Thôi! Xuống đi!” diễn ra vào mùa Hè nhưng đã được lên ý tưởng từ những ngày đầu năm 2018, bao gồm 4 hoạt động chính: Triển lãm sản phẩm tái chế (nghệ thuật và tương tác), “workshops” hướng dẫn tái chế, lắng nghe chia sẻ từ khách mời và gây quỹ từ những vật lưu niệm làm từ đồ tái chế. Những nguyên liệu tái chế không gì khác, chính là các loại rác khác nhau: Nhựa, giấy, kim loại, thùy tinh, pin, hữu cơ và vải. Đến với sự kiện, người tham gia được kích hoạt không chỉ thị giác mà còn thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.

Yêu môi trường từ những điều nhỏ nhất

Hoàng Thu cho biết thêm: “Thông điệp mà “The People” mong muốn gửi gắm qua sự kiện này chính là hãy học cách “nhìn xuống”. Từng hành động nhỏ bé đều có ích đối với môi trường. Từ việc từ chối lấy bao nylon khi đi mua đồ, tắt đèn khi rời khỏi phòng, cho đến việc dừng lại khi đang đi, để nhặt rác bỏ vào thùng. Tất cả đều mang ý nghĩa rất lớn đối với môi trường sống của ta”. “The People” muốn khẳng định, dù là rác nhưng chúng cũng có những tiềm năng nhất định, có thể khai phá. Vì vậy, sau khi đã phục vụ nhu cầu sử dụng “gốc”, những mảnh “rác” kèm với một chút sáng tạo và trí tưởng tượng, sẽ có thể là những vật phẩm vô cùng độc đáo, làm đẹp cho không gian, cuộc sống của con người.

“Bắt đầu nhỏ, kết thúc lớn”

Để chuẩn bị cho “Thôi! Xuống đi!”, các thành viên của “The People” phải mất đến 6 tháng, họp liên tục 20 lần, dành tất cả thời gian rảnh rỗi để tự tay làm những vật phẩm từ rác thải cho buổi triển lãm. 70 con người, với 70 tính cách khác nhau nhưng đến với “The People”, các bạn đã biết đặt cái tôi cá nhân mình xuống để vì lợi ích chung cho cộng đồng.

Yêu môi trường từ những điều nhỏ nhất

“Bắt đầu nhỏ, kết thúc lớn” có thể xem là văn hóa làm việc chung của “The People”. Bởi các bạn nghĩ rằng, để đạt được thành quả nhất định thì phải hội tụ đủ tất cả các yếu tố, dù là nhỏ nhất. Muốn lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường, phải là những con người yêu cộng đồng và bảo vệ môi trường trước tiên tiên. “Nhiều bạn thành trong nhóm khi đi uống trà sữa với bạn bè thường đem về ly, ống hút để làm nguyên vật liệu tái chế. Những hành động đó dần trở thành thói quen của các bạn, biết cách từ chối sử dụng ống hút, túi nylon... để bảo vệ môi trường sống quanh mình. Và “The People” rất tự hào về những gì mà các bạn đã làm được”, Hoàng Thu tâm sự.

Yêu môi trường từ những điều nhỏ nhất

Trên “fanpage”, nhóm truyền tải rất nhiều thông điệp hay và thú vị đến mọi người bằng sự hóm hỉnh, cùng những hình ảnh minh họa dễ thương. “The People” kêu gọi mọi người bằng những hình ảnh “Rác có gì hay?”, hay những bài viết với những chủ đề sáng tạo. Đa phần các thành viên là học sinh THPT và một số bạn là sinh viên. Dù vậy, những gì mà các bạn trẻ này làm được khiến ai cũng ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Những thứ tưởng chừng không còn sử dụng được, nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và con mắt nghệ thuật của “The People”, đã trở thành những vật phẩm vô cùng đẹp mắt. Trong tương lai, “The People” mong muốn sẽ lan tỏa tình yêu môi trường đếp khắp các thành phố trên cả nước.

Theo Báo Sinh Viên Việt Nam số 32
MỚI - NÓNG
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
SVVN - Trước thềm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, Thủ đô Hà Nội những ngày này trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khu vực Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn trẻ nô nức diện lên mình những tà áo dài duyên dáng, ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, thể hiện lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
Tại Ký túc xá Ngoại ngữ, đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và khách mời, đồng thời đánh dấu sự ra mắt của CLB Âm nhạc K’NN. Sự kiện không chỉ là một buổi biểu diễn âm nhạc, mà còn là cơ hội để sinh viên nội trú thể hiện đam mê và kết nối với nhau qua âm nhạc.

Có thể bạn quan tâm

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

SVVN - Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam không chỉ là sự kiện đáng nhớ mà còn là cơ hội để nhiều ý tưởng kinh doanh nở rộ. Trong số đó, nổi bật lên hai xu hướng đang được giới trẻ hào hứng đón nhận: Chụp ảnh lấy liền tại các tiệm Photobooth theo chủ đề lịch sử và trải nghiệm không gian quán cà phê mang đậm màu sắc ngày thống nhất...
Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

SVVN - Nguyễn Phạm Hồng Đào, sinh năm 1997 tại TP.HCM, là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ trẻ Việt Nam hội nhập quốc tế với tinh thần dấn thân và sáng tạo. Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, cô từng ghi dấu ấn qua hoạt động xã hội, đối ngoại và các dự án cộng đồng. Hiện Hồng Đào là học viên thạc sĩ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao tại Đại học Canterbury (New Zealand) theo học bổng toàn phần Manaaki.