Youtuber - cây nhiều trái nhưng đầy gai và không dễ hái

0:00 / 0:00
0:00
Youtuber - cây nhiều trái nhưng đầy gai và không dễ hái
SVVN - Trong 3 năm qua, YouTube đã chi trả cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng này 30 tỉ USD. Con số khổng lồ này đã kích thích “người người làm Youtuber", 80% là giới trẻ. Ở Việt Nam số kênh của bạn trẻ kiếm hàng tỉ đồng mỗi năm không hiếm, rất nhiều kênh kiếm hàng chục triệu đồng/tháng. 

Tốt nghiệp trường ĐH GTVT, B. L. H. trúng tuyển vào một công ty xây dựng công trình giao thông. Suốt 2 năm, anh chàng lang bạt khắp các công trình từ Sài Gòn đến miền Tây, sang cả Lào và Campuchia. Bù cho chuỗi ngày lang bạt xa nhà là mức lương lý tưởng giúp cuộc sống của H. khá tươm tất. Đùng một cái, anh chàng nghỉ việc, đi học nhiếp ảnh và video. Học xong, H. về quê khởi nghiệp với một tiệm… cơm. Nhờ nấu ăn ngon, giá cả hợp lý, giao tận nơi cho khách dù chỉ một hộp, tiệm của H. khá đông khách ở phố biển. Đang ngon trớn, hai đợt COVID-19 ập đến đánh bại con thuyền khởi nghiệp. H. đóng cửa tiệm và sau vài tháng, bạn bè thấy anh chàng xuất hiện với vai trò một… Youtuber. Nhờ kỹ năng chụp ảnh và quay video đã học, kênh của H. khá tốt về mặt hình ảnh. Chủ đề anh bạn chọn để xây dựng nội dung là góc nhìn về thể thao và sức khỏe. Một tháng sau, H.… khai tử kênh vì “lèo tèo vài người đăng ký, chủ yếu là bạn bè thân. Nội dung mình làm, đa phần người ta đã xem trên báo hoặc đâu đó”.

“Mình có đủ kỹ năng kỹ thuật, có tiền đầu tư máy móc, được sự ủng hộ nhưng cái cần nhất là kỹ năng sản xuất nội dung, tư duy đề tài thì không có. Youtuber là công việc thú vị với người thích sáng tạo, có thu nhập cao nếu làm tốt nhưng nó giống một tờ báo, đài truyền hình, phải biết câu độc giả và biết họ cần gì thì mới hấp dẫn thì mới được “bật nút kiếm tiền”. Điều mà Youtuber cần ở các đối tác là xây dựng nội dung thu hút được người xem, tạo ra kết nối thực trong cộng đồng, cho người xem học hỏi kỹ năng mới chứ không phải số lượng film sản xuất bao nhiêu”, H. đúc kết. Vướng mắc của H. giống như hàng ngàn bạn trẻ đang “âm mưu thành Youtuber” hiện nay.

Youtuber - cây nhiều trái nhưng đầy gai và không dễ hái ảnh 1

Vụ việc của Youtuber Thơ Nguyễn đã cho thấy tác động tiêu cực đến cộng đồng khi nội dung đi quá xa chuẩn mực.

Các trường hợp như Quỳnh Trần JP hay Bà Tân Vlog đạt đến 1 triệu lượt theo dõi chỉ sau chưa đầy 1 tháng ra đời là cá biệt nhưng lại hợp lý vì đánh trúng nhu cầu của người xem, có sự mới mẻ và sự cộng hưởng từ… tò mò.

Khác với H., Văn Quân, chủ kênh Nhịp sống vùng cao tại Bắc Giang, chuyên về nội dung “sinh tồn trong rừng”, đời sống miền núi, với hơn 50.000 lượt theo dõi sau vài tháng đã quyết định bán kênh cho chủ một cửa hàng nội thất với giá vài chục triệu đồng. Kênh sau đó được đổi tên để chuyên “review” đồ gỗ. Theo Quân, nội dung mà anh theo đuổi “không có tương lai”, na ná như nhiều kênh khác và dễ phiền phức. Một “đồng nghiệp” của Quân đã bị ngành kiểm lâm phạt nặng khi đưa lên các hình ảnh về săn bắt động vật hoang dã, chặt phá cây rừng khiến anh bạn lo ngại.

Trong bức thư đầu năm 2021, CEO YouTube - Susan Wojcicki cho biết, năm 2020, thời gian xem video trên toàn thế giới tăng 25%, hơn nửa triệu kênh phát livestream lần đầu tiên. Số lượng kênh mới tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) trong năm ngoái đã tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Đặc biệt, COVID-19 và giãn cách khiến lượng xem YouTube toàn cầu tăng đến 25% vì người dân chủ yếu ở nhà. Càng kích thích các nhà sáng tạo tích cực sản xuất nội dung. Càng nhiều lượt xem, điểm quy đổi từ quảng cáo càng cao tỉ lệ thuận với tiền được trả.

Youtuber - cây nhiều trái nhưng đầy gai và không dễ hái ảnh 2

Một kênh "sinh tồn, khám phá" tràn ngập các video về săn bắt động vật hoang dã, chặt phá cây rừng. Những hình ảnh này là vi phạm pháp luật, thật đáng lên án.

Nhiều Youtuber xây dựng hẳn êkíp, hợp đồng với nhân vật địa phương để sản xuất nội dung với thù lao mỗi tập quay hoặc ăn chia theo “lương YouTube”. Những người yêu thích nội dung khám phá rừng núi ở phía Bắc hẳn không quên vụ cãi nhau ỏm tỏi giữa chủ kênh “H. T. H. D.” với nhân vật T. V. L., một người dân sống trong rừng quốc gia Tân Sơn, vì bỏ sang hợp tác với một nhóm khác trả thù lao nhiều hơn.

Máy móc, kỹ thuật, thậm chí tổ chức cả êkíp chuyên nghiệp không phải là yếu tố quyết định. Color man, kênh của cựu MC truyền hình Bửu Điền ban đầu chỉ với chiếc điện thoại “quay bất cứ thứ gì thú vị” đã trở thành một trong những kênh hút người xem nhiều nhất hiện nay.

Thống kê cho thấy Việt Nam hiện có hơn 350 kênh YouTube vượt mốc 1 triệu người đăng ký theo dõi. Điều này cho thấy cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung (Creator) tại Việt Nam đang phát triển rất tốt.

Chủ đề được người Việt ưa thích nhất trên YouTube là giải trí, nghệ thuật (âm nhạc, hài...), ẩm thực, du lịch và… từ thiện. 77% người trả lời một nghiên cứu của Ipsos nói rằng họ đã sử dụng YouTube để học một kỹ năng mới trong năm 2020. Xu hướng này càng phát triển hơn trong giai đoạn đại dịch khi chúng ta làm việc ở nhà, học ở nhà và thích nghi với cuộc sống cách ly. Trên thực tế, các video có từ “dành cho người mới bắt đầu” trong tiêu đề đã được xem hơn một tỷ lần kể từ giữa tháng Ba năm 2020.

YouTube tạo ra nhiều kết nối, học hỏi tri thức , hấp dẫn một cây nhiều trái, nhưng cũng đầy gai và không phải Youtuber nào cũng hái được. Nhà sáng tạo không ngại khó ngại khổ, chịu đeo bám nhưng vẫn hổng chân bởi sự sáng tạo không có mẫu số chung, là phẩm chất riêng

Vụ cãi vã giữa bà Nguyễn Phương Hằng và “thần y” Võ Hoàng Yên mới đây chứng kiến lượng video hậu trường vụ việc tăng kỷ lục, nhiều Youtuber đến hiện trường tác nghiệp đông gấp hàng chục lần lượng báo chí chính thống, thậm chí mò về các vùng quê để lấy ý kiến người dân nhưng nội dung y chang nhau và luộm thuộm, chắp vá. Sau sự thành công của Bà Tân Vlog, hàng loạt các Bà Loan Vlog, Ông Giá TV... ra đời mà chỉ xem qua một lần cũng thấy sự sao chép nguyên xi về cách làm.

“Rất nhiều bạn trẻ đầu tư hàng chục triệu mua máy móc thiết bị hiện đại để “tác nghiệp” YouTube nhằm kiếm tiền nhưng phần đông nội dung na ná nhau, sao chép ý tưởng và cả đề tài. YouTube không cần máy xịn, không nhất thiết bố cục hình ảnh phải như truyền hình, âm thanh như sân khấu chuyên nghiệp. Mà là sáng-tạo-nội-dung đúng nghĩa. Đó là chưa kể nhiều bạn hoàn toàn không nhận thức được những tác động tiêu cực với cộng đồng từ những nội dung mình làm ra, có thể cổ súy cho một thói quen xấu”, một nhà làm nội dung thành công đúc kết.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.