Đường vào đại học quốc lập Nhật Bản của chàng trai học bổ túc

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trượt cấp ba công lập, từng làm công nhân, Xuân Thi không nghĩ mình có thể vào đại học. Sau 5 năm bươn chải nơi đất khách và 2 lần đi thi đại học, chàng trai Thanh Hoá đã trúng tuyển Đại học quốc lập Fukushima Nhật Bản.

Tháng 4 này, Nguyễn Xuân Thi sẽ chính thức nhập học ngành Kinh tế, Trường Đại học quốc lập Fukushima, Nhật Bản. Sinh năm 2000, Thi vào đại học sau các bạn đồng trang lứa tận bảy năm. Nhưng đó là một hành trình dài truyền cảm hứng với nhiều cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi.

Đường vào đại học quốc lập Nhật Bản của chàng trai học bổ túc ảnh 1
Xuân Thi là tân sinh viên đại học ở tuổi 25.

Thi sinh ra và lớn lên tại huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Khi còn nhỏ, bố mẹ đi làm xa nên cậu chủ yếu sống với ông nội. Một trong những ký ức sâu sắc về cái nghèo của Thi là cái Tết năm cấp hai, cậu bảo không muốn mẹ đi làm xa, nhưng mẹ nói rằng nếu không đi thì nhà sẽ chẳng còn gì để ăn.

Tuổi dậy thì không được định hướng, Thi ham chơi, mê điện tử, hay trốn học và rồi trượt hết các nguyện vọng vào trường THPT công lập. Cậu học hết lớp 12 hệ bổ túc tại một trung tâm giáo dục thường xuyên rồi sớm rời quê đi Hà Nội làm công nhân.

Làm công nhân được vài tháng, chật vật với đồng lương ít ỏi, Thi tìm đường sang Nhật, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn. Sau thời gian chờ đợi, bị gián đoạn bởi dịch bệnh, cuối cùng cậu đã đặt chân đến nước Nhật vào một ngày mùa đông năm 2020.

Chia sẻ với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong, Thi cho biết: “Ngày đi Nhật, mình đã tự hứa với bản thân phải cố gắng hết sức để cuộc sống đỡ vất vả. Để tiết kiệm tiền đóng học, gần 5 năm rồi mình chưa về quê ăn Tết”.

Đường vào đại học quốc lập Nhật Bản của chàng trai học bổ túc ảnh 2
Xuân Thi (thứ 2 từ phải qua) trong chuyến ngoại khóa cùng bạn học tại trường tiếng khi mới sang Nhật.

Ở Tokyo, Thi học hai năm tại trường Nhật ngữ rồi học tiếp hai năm tại trường cao đẳng nghề (senmon) ngành du lịch khách sạn. Cậu từng làm thêm ở quán cơm Nhật, rồi một siêu thị Hàn Quốc, sau đó là cửa hàng mỹ phẩm trong khu phố của người Hàn.

Thi nhớ nhất lúc mới qua Nhật và làm nhân viên ở quán cơm. Thực đơn của quán đa dạng, tiếng Nhật còn yếu nên cậu không nhớ được hết. Mỗi lần khách gọi món, cậu đều phải nhờ đồng nghiệp giúp đỡ.

Nhiều lần Thi ghi sai món khiến khách nổi giận, có người không kiềm chế được đã mắng cậu thậm tệ. Mỗi lần như vậy, cậu lại thấy tủi thân vô cùng. Nhưng Thi tin bản thân có ý chí, cố gắng học để có tay nghề chuyên môn thì cuộc sống sẽ khấm khá hơn.

Rồi Thi gặp được một bạn sinh viên Việt Nam đang học tại một trường đại học quốc lập. Người bạn tốt giới thiệu cho cậu về EJU, kỳ thi vào đại học dành cho du học sinh, đặc biệt là các trường quốc lập và trường top ở Nhật.

Thấy các trường đại học quốc lập có chất lượng tốt, học phí rẻ, nhiều chế độ học bổng, Thi nhen nhóm ước mơ. Nhưng nhìn lại bản thân từng học bổ túc, tiếng Nhật chỉ ở mức trung cấp N3, cậu không nghĩ mình đủ khả năng thi EJU, càng không dám nghĩ tới giảng đường đại học.

“Lúc đó, người bạn đã nhắn tin bảo mình rằng nếu không thử thì sao biết bản thân có thể đi xa được đến đâu. Mình không dám trả lời ngay mà suy nghĩ suốt cả ngày dài. Tận tối muộn, mình mới trả lời rằng mình quyết định ôn thi đại học để làm lại cuộc đời”, Thi xúc động nhớ lại.

Đường vào đại học quốc lập Nhật Bản của chàng trai học bổ túc ảnh 3
Xuân Thi (ngoài cùng bên trái) và các bạn trong một buổi luyện thi EJU.

Tự ti về bản thân, Thi không dám kể chuyện ôn thi EJU với ai. Sau đó ít lâu, cậu mới tâm sự với chị gái ruột ở Việt Nam. Không tin em trai mình có thể đỗ đại học, chị gái khuyên cậu tập trung học nghề, mau tốt nghiệp để đi làm kiếm tiền, đừng mơ mộng hão huyền phí thời gian.

Nhưng chàng trai không từ bỏ mà cần mẫn cải thiện bản thân mỗi ngày trong một năm rưỡi. Ban đầu, do đã lâu không đụng đến sách vở, Thi chật vật tiếp thu kiến thức. Càng cố nhồi nhét, cậu càng cảm thấy mọi thứ trôi tuột khỏi trí nhớ.

Trong kỳ thi EJU, các thí sinh chọn thi khối Tự nhiên (Tiếng Nhật, Toán, Lý, Hoá, Sinh) hoặc khối Xã hội (Tiếng Nhật, Toán, Sogo). Vì muốn theo học ngành Kinh tế nên cậu phải thi khối Xã hội.

Trong đó, môn Sogo còn có tên là Japan and the World (Nhật Bản và Thế giới). Giống với tên gọi, nội dung môn Sogo là kiến thức tổng hợp các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, lịch sử, địa lý, xã hội của Nhật Bản và thế giới.

Với tiếng Nhật hạn chế, Thi thấy bài thi Tiếng Nhật vượt quá khả năng của mình. Kéo theo đó, môn Sogo lại càng khó khăn hơn. Môn Toán thì cần nhiều kiến thức nền tảng, điều mà cậu hoàn toàn thiếu. Do vẫn phải đi học ở trường nghề và đi làm thêm, nhiều lúc cậu áp lực và muốn bỏ ngang.

May mắn thay, Thi gặp được một người chị dạy luyện thi EJU trong cộng đồng du học sinh Việt. Nhờ sự hướng dẫn tận tâm và phương pháp giảng dạy hiệu quả, cậu dần lấy lại sự tự tin và tiến bộ từng ngày. Thay vì học dồn 4-5 tiếng dễ gây chán nản, Thi bắt đầu với một giờ học mỗi ngày, sau đó tăng dần khi đã quen nhịp.

Đối với môn Tiếng Nhật, Thi dành mỗi ngày 2-3 tiếng để luyện các kỹ năng nghe, đọc hiểu. Với môn Sogo, sau khi học xong lý thuyết, cậu dành khoảng một tiếng để luyện đề, ghi chép lại những câu làm sai hoặc chưa biết. Với môn Toán, mỗi tuần cậu học 3 buổi lý thuyết và bài tập.

Đường vào đại học quốc lập Nhật Bản của chàng trai học bổ túc ảnh 4
Xuân Thi vào ngày đi thi đại học.

Mỗi năm, kỳ thi EJU được tổ chức hai lần vào tháng 6 và tháng 11. Cuối năm 2023, trong lần đầu tiên thử sức, Thi đạt 169/200 điểm môn Sogo, nhưng điểm Toán và Tiếng Nhật vẫn còn thấp.

Tiếp tục “dùi mài kinh sử” thêm nửa năm, đến tháng 6/2024, cậu thi lại và đạt 180/200 điểm Sogo, điểm Tiếng Nhật và Toán cũng được cải thiện. Với mức điểm khá ổn, Thi đã trúng tuyển vào trường Đại học quốc lập Fukushima.

Thi chọn Đại học Fukushima vì chính sách hỗ trợ du học sinh hấp dẫn. Cậu được miễn học phí năm đầu và nhận học bổng 50.000 Yên (khoảng 8,5 triệu đồng) mỗi tháng từ tỉnh Fukushima. Nếu duy trì thành tích tốt, cậu sẽ tiếp tục được miễn học phí trong những năm sau.

Đường vào đại học quốc lập Nhật Bản của chàng trai học bổ túc ảnh 5
Xuân Thi tham gia chia sẻ về quá trình ôn thi EJU với các du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Thi học ngành Kinh tế bởi cơ hội việc làm đa dạng từ tài chính, ngân hàng, chứng khoán đến marketing. Chàng trai đặt mục tiêu hoàn thành chương trình học trong ba năm và sẽ tiếp tục học lên cao để nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề kinh tế.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG
Hà Nội tổ chức Ngày hội Quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư, phát động cuộc thi 'Sao Kim' 2025
Hà Nội tổ chức Ngày hội Quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư, phát động cuộc thi 'Sao Kim' 2025
SVVN - Hàng loạt sản phẩm công nghệ độc đáo, ý tưởng khởi nghiệp táo bạo và giải pháp chuyển đổi số đột phá đã cùng hội tụ tại một sự kiện đặc biệt do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức. Không gian kết nối đầu tư – đổi mới sáng tạo trở thành điểm hẹn của những người trẻ mang khát vọng thay đổi tương lai bằng tư duy công nghệ và hành động thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm

Trần Hà Trang – Nữ sinh năm cuối NEU trúng tuyển thạc sĩ tại Đại học Lund, Thụy Điển

Trần Hà Trang – Nữ sinh năm cuối NEU trúng tuyển thạc sĩ tại Đại học Lund, Thụy Điển

SVVN - Là sinh viên năm cuối ngành Quản trị Nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Trần Hà Trang (sinh năm 2003) không chỉ đạt GPA ấn tượng 3.61/4.0 mà còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Mới đây, cô chính thức trúng tuyển chương trình thạc sĩ Managing People, Knowledge and Change tại Đại học Lund, Thụy Điển – ngôi trường danh giá thuộc top 100 thế giới.
Hoa khôi 10X gây chú ý với năng khiếu nghệ thuật

Hoa khôi 10X gây chú ý với năng khiếu nghệ thuật

SVVN - Dương Ngọc Ánh, sinh viên năm 4 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào mà còn gây ấn tượng với tài năng ca hát nổi bật. Mới đây nhất, cô nàng đã xuất sắc ghi danh ngôi vị Hoa khôi tại cuộc thi “Tài sắc Sinh viên Văn hóa Nghệ thuật”.
Nữ sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xuất sắc giành giải Á khôi cuộc thi Hoa khôi Nhan sắc Việt Nam 2025

Nữ sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xuất sắc giành giải Á khôi cuộc thi Hoa khôi Nhan sắc Việt Nam 2025

SVVN - Trần Thu An - cô gái đến từ mảnh đất Hà Nam, hiện đang là sinh viên của Khoa Thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bằng sự khéo léo, duyên dáng và thông minh của mình, Thu An đã chinh phục trái tim ban giám khảo và đăng quang ngôi vị Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Nhan sắc Việt Nam 2025.
Hành trình chinh phục tri thức và cống hiến cho cộng đồng của nam sinh Đại học Kinh tế Quốc dân

Hành trình chinh phục tri thức và cống hiến cho cộng đồng của nam sinh Đại học Kinh tế Quốc dân

SVVN - Nguyễn Đức Nhật Anh, sinh năm 2004, hiện là sinh viên năm 3 tại Đại học Kinh tế Quốc dân, theo học đồng thời hai văn bằng là Quản trị Kinh doanh Quốc tế Tiên tiến và Luật Kinh tế. Với niềm đam mê nghiên cứu và khát khao mở rộng kiến thức, cậu đã đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp đại học và gặt hái nhiều thành tích học tập ấn tượng.
Nữ sinh Học viện Ngân hàng tài năng với vai trò Chủ nhiệm CLB Nhà Kinh tế trẻ

Nữ sinh Học viện Ngân hàng tài năng với vai trò Chủ nhiệm CLB Nhà Kinh tế trẻ

SVVN - Không chỉ giữ thành tích học tập loại giỏi, Lê Tâm Đan (sinh năm 2004) sinh viên lớp K25KTDTA, chuyên ngành Kinh tế Đầu tư, Học viện Ngân hàng – còn ghi dấu ấn trong các hoạt động Đoàn - Hội với vai trò Chủ nhiệm CLB Nhà Kinh tế trẻ YEC và Cụm trưởng cụm Học thuật Hội Sinh viên Học viện. Năng nổ, sáng tạo và trách nhiệm, Tâm Đan còn từng bước khẳng định mình qua nhiều sân chơi lớn nhỏ, từ học thuật đến nghệ thuật, trong và ngoài nhà trường.
Meemee Thongvilayvan: Cô gái Lào thắp lửa tri thức và tình hữu nghị Việt – Lào từ Trường Đại học Thủy lợi

Meemee Thongvilayvan: Cô gái Lào thắp lửa tri thức và tình hữu nghị Việt – Lào từ Trường Đại học Thủy lợi

SVVN - Giữa những gương mặt rạng ngời trong Lễ tốt nghiệp tháng 4 tại Trường Đại học Thủy lợi, Meemee Thongvilayvan – nữ lưu học sinh Lào ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, nổi bật với nụ cười ấm áp và ánh mắt tự tin. Hành trình 4,5 năm chinh phục tri thức trên đất Việt Nam không chỉ mang về tấm bằng tốt nghiệp xứng đáng, mà còn khắc ghi một câu chuyện đẹp về ý chí vươn lên và tình hữu nghị bền chặt giữa hai dân tộc Việt – Lào.
Từ áp lực đến động lực, hành trình khẳng định bản thân của chàng sinh viên Gen Z

Từ áp lực đến động lực, hành trình khẳng định bản thân của chàng sinh viên Gen Z

SVVN - Nguyễn Quang Huy (sinh năm 2005), sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Đại Nam, đang dần khẳng định dấu ấn cá nhân không chỉ trong học tập mà còn trên hành trình trở thành một Influencer chuyên nghiệp. Với biệt danh “Huy Híp”, chàng trai Gen Z không ngừng thử sức ở nhiều lĩnh vực: từ học thuật, nghệ thuật đến các hoạt động cộng đồng, từng bước vượt qua giới hạn của bản thân để vươn tới những mục tiêu lớn hơn.
Trần Thị Ngọc Anh - Nữ cán bộ Đoàn tài năng từ trường học đến địa phương

Trần Thị Ngọc Anh - Nữ cán bộ Đoàn tài năng từ trường học đến địa phương

SVVN - Trần Thị Ngọc Anh (sinh năm 2003) là sinh viên năm thứ tư ngành Quản trị thương hiệu, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS). Không chỉ sở hữu thành tích học tập xuất sắc, cô bạn còn rất năng nổ trong các hoạt động Đoàn - Hội, trở thành cán bộ Đoàn tài năng, mẫu mực của Đoàn trường cũng như Đoàn Thanh niên phường, quận nơi mình sinh sống.