3 lý do khiến người học dễ bỏ cuộc khi học tiếng Anh

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sau gần một năm chuẩn bị công phu bởi một nhóm tác giả nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Anh giao tiếp, cuốn sách “Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu” vừa được ra mắt đã đón nhận nhiều phản hồi tích cực. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc trò chuyện với đại diện nhóm tác giả là chị Vũ Trung Thanh Ngọc - Thạc sĩ phương pháp giảng dạy tiếng Anh - Đại học Victoria, Úc.
3 lý do khiến người học dễ bỏ cuộc khi học tiếng Anh ảnh 1

Chị Vũ Trung Thanh Ngọc cùng tiến sĩ Hoàng Anh Duy và anh Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch Langmaster tại lễ ra mắt sách “Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu”.

Rất nhiều người ban đầu quyết tâm học tiếng Anh, nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi không duy trì được. Theo chị, làm thế nào để cải thiện được tình hình?

Chị Vũ Trung Thanh Ngọc: Các bạn dễ mất động lực khi học tiếng Anh vì:

Thứ nhất, bạn chưa cài đặt cho bản thân một tư duy đúng, ví dụ đặt mục tiêu như thế nào, cách để thiết lập kế hoạch hành động và theo đuổi mục tiêu đặt ra, cách quản lí thời gian, cách duy trì và kiểm soát thói quen cũng như cách rèn kỉ luật bản thân ra sao nên việc dễ chán nản sau một thời gian dài là chuyện hoàn toàn bình thường, đó là lí do đội ngũ tác giả để chương tư duy ở phần đầu tiên để giúp các bạn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và chủ động trước bất kì khó khăn nào có thể xảy đến trong quá trình học.

Thứ hai, thông thường người học bắt tay luôn vào việc học và thử mọi phương pháp được khuyên hoặc tìm được trên mạng và sau một thời gian ngắn người học sẽ cảm thấy quá mệt mỏi và hoang mang vì không thấy hiệu quả. Vấn đề ở đây là các bạn chưa thực sự hiểu bản thân mình.

Để giải quyết vấn đề này, điều đầu tiên mà đội ngũ tác giả đưa vào trong phần phương pháp học là bài kiểm tra chuẩn Cambridge để kiểm tra trình độ tiếng Anh theo khung chuẩn CEFR và giải thích chi tiết trình độ như vậy nghĩa là gì. Thêm vào đó, các bạn sẽ nhìn rõ số lượng thời gian bạn cần bỏ ra để tự học mỗi ngày và số lượng từ vựng cần thiết để lên trình độ. Các bạn cũng được hướng dẫn cách xác định phong cách học tập để khi áp dụng các phương pháp, các bạn hiểu được đâu là cách áp dụng phù hợp với mình.

Có nhiều bạn sinh viên năm nhất ở các tỉnh xa về Hà Nội học có kiến thức ngữ pháp tiếng Anh tương đối tốt, nhưng khả năng giao tiếp thì yếu. Chị có lời khuyên gì cho những bạn sinh viên này?

Chị Vũ Trung Thanh Ngọc: Rất mừng là các bạn đã có trong tay nền tảng ngữ pháp ổn – một trong 3 yếu tố then chốt để phát triển tiếng Anh đi cùng với phát âm và từ vựng. Để có thể giao tiếp tốt tiếng Anh, bạn cần phải:

- Luyện tập phát âm chuẩn theo bảng phiên âm quốc tế IPA với các video do giáo viên bản ngữ của Langmaster hướng dẫn trên kênh tiếng Anh Langmaster hoặc sách “Ngữ âm căn bản cho người mới bắt đầu”. Phát âm chuẩn thì bạn mới có thể nghe được người khác nói gì và tự tin diễn đạt một cách chuẩn xác.

- Học từ vựng hàng ngày theo chủ đề, bạn có thể sử dụng các phương pháp được giới thiệu trong sách như PMS, TPR, học từ vựng theo cụm… hoặc phương pháp nào bạn thấy phù hợp nhất.

- Nạp input (đầu vào) với kĩ năng nghe và đọc. Đây là 2 kĩ năng giúp các bạn bổ sung từ vựng, cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh thực tế cũng như học cách phát triển ý tưởng. Các bạn nên chọn các nguồn nghe chuẩn và phù hợp với trình độ cũng như lựa chọn chủ đề bạn thích để duy trì việc nạp kiến thức đầu vào.

- Luyện suy nghĩ bằng tiếng Anh và nói tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi. Điều này khiến bạn dần cải thiện phản xạ và hình thành thói quen nói tiếng Anh.

Do COVID-19, hiện nhiều trường đại học vẫn đang phải dạy tiếng Anh qua một số nền tảng như Zoom. Theo chị, làm thế nào để học sinh, sinh viên học tiếng Anh hiệu quả qua những nền tảng này?

Chị Vũ Trung Thanh Ngọc: Việc học qua Zoom là một xu thế trong tình hình COVID-19 ngày nay nên chúng ta sẽ buộc phải thích nghi với việc học online. Để có thể học hiệu quả các bạn bắt buộc phải trở thành người học chủ động, tức là phải tự đặt mục tiêu, lên kế hoạch và chủ động đốc thúc bản thân để đạt được mục tiêu đề ra. Việc học online sẽ là một giải pháp tiết kiệm thời gian nếu bạn biết quản trị thời gian hiệu quả và kỉ luật bản thân. Các bạn có thể tham khảo bằng cách google cụm từ “Ma trận quản lí thời gian”.

Ngày 9/10/2021, Trung tâm Anh ngữ Langmaster chính thức ra mắt sách “Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu”. Sách gồm 4 chương chính: Tư duy; Phương Pháp; MBTI; Q&A. Ngoài hai nội dung quan trọng là Tư duy và Phương pháp giúp bạn thiết lập mục tiêu, xác định trình độ và định hướng học tiếng Anh cũng như trang bị các kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ; cuốn sách còn mang đến thêm rất nhiều điều mới lạ như mối quan hệ mật thiết giữa MBTI (Trắc nghiệm Tính cách) với phong cách học tiếng Anh của mỗi cá nhân; hay giải đáp các câu hỏi thường gặp về học tiếng Anh cho người mới bắt đầu,... “Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầucó khổ 18x27cm, gần 350 trang ruột màu, giá bìa 399.000 đồng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.