4 lời khuyên thiết thực khi chọn lựa công việc đầu tiên

4 lời khuyên thiết thực khi chọn lựa công việc đầu tiên
Quá trình chuyển đổi từ học tập sang làm việc là một giai đoạn đầy thách thức trong cuộc sống của bất kỳ người trẻ nào. Khi tốt nghiệp, bạn có thể cảm thấy bối rối và thậm chí sợ hãi khi đưa ra quyết định lựa chọn công việc đầu tiên. Dưới đây là 4 lời khuyên dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp và đang chuẩn bị tìm kiếm công việc đầu tiên của mình, hãy cùng tham khảo nhé.

Xác định sở thích của bạn

Trước khi lựa chọn bất cứ công việc gì, xác định mong muốn, sở thích là việc đầu tiên bạn nên làm. Tùy thuộc vào sở thích hoặc đam mê của bạn, bạn cần phác thảo loại công việc bạn muốn. Hiện nay có rất nhiều người tuy không làm đúng chuyên ngành đã được học, nhưng họ vẫn cảm thấy thoải mái và hài lòng, bởi công việc ấy phù hợp với sở thích và trở thành động lực làm việc của họ.

Khi lựa chọn công việc đầu tiên, điều lý tưởng nhất là nó phù hợp với sở thích và mơ ước của bạn. Nếu bạn biết những gì mình muốn làm thì hãy tìm kiếm những công việc sẽ phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp của bạn.

Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink chia sẻ, một khi đã tìm ra điều bạn quan tâm, mong muốn là gì, những gì bạn có thể làm tốt, những điểm mạnh bạn có và những gì thực sự quan trọng với bạn – là lúc bạn có thể bắt đầu tìm kiếm công việc đầu tiên của mình.

Xem xét các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau

Nhiều khả năng là bạn có thể không có được chính xác công việc bạn muốn, nhưng khi có nhiều hơn lựa chọn, bạn sẽ có tỷ lệ tìm được việc ưng ý lớn hơn. Nếu bạn muốn có một công việc trong một ngành cụ thể, hãy thử thực tập tại một công ty trong ngành này. Rất có thể bạn sẽ có thêm vài lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn.

Có một “kim chỉ nam” cho công việc

Chỉ cần biết những gì bạn muốn và yêu thích cho công việc đầu tiên là không đủ. Bạn cần suy nghĩ đến nhiều phương diện thực tế khác.

Những câu hỏi như Địa điểm làm việc? Bạn có sẵn sàng chuyển nơi ở hay không? Bạn muốn làm việc với một công ty startup hay công ty lớn? Mức lương tối thiểu bạn sẽ sẵn sàng làm việc là bao nhiêu?... cần được giải đáp khi bạn vạch ra kế hoạch tìm việc.

Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp có xu hướng bỏ qua những điều này vì họ rất muốn nhận một công việc càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ nghiêm túc cho tất cả các câu hỏi như vậy vì cuối cùng chúng sẽ xác định liệu bạn có hài lòng với công việc mới của mình hay không. Hãy nhớ rằng, không vì một tổ chức đang cung cấp cho bạn một mức lương ấn tượng mà bạn phải chấp nhận một môi trường làm việc tồi tệ.

Đừng để áp lực tìm việc chi phối bạn

Đúng là không ai muốn thất nghiệp, nhất là ở thời điểm bạn sắp hoặc vừa mới bước chân khỏi trường học. Rất nhiều người sẽ cảm thấy bị áp lực bởi cha mẹ, người thân, bạn bè và đôi khi là chính mình về việc phải tìm việc càng sớm càng tốt.

Điều này có thể gây ra căng thẳng và có thể khiến bạn chấp nhận một công việc không thực sự phù hợp. Nó cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người trẻ “nhảy” việc chỉ sau vài tháng làm công việc đầu tiên.

Thay vào đó, hãy chậm lại một bước và suy nghĩ thấu đáo hơn, liệu công việc bạn ứng tuyển có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình hay không. Tìm hiểu kĩ lưỡng về vị trí ứng tuyển, công ty, xu hướng tuyển dụng - những điều có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình công việc. Bạn cũng nên đưa ra kỳ vọng thực tế và xác định tâm lý sẵn sàng nếu kết quả không như mong muốn.

Đi chậm mà chắc sẽ tốt hơn là để áp lực nhanh chóng kiếm việc chi phối bạn. Sự cẩn trọng sẽ giúp bạn có cái nhìn sáng suốt hơn về công việc đầu tiên cũng như sự nghiệp sau này của bạn.

Mặc dù công việc đầu tiên của bạn có thể không phải là công việc cuối cùng của bạn, nhưng hãy nhớ rằng nó vẫn là một bước đệm rất quan trọng. Vì vậy, hãy suy nghĩ kĩ trước khi bạn đưa ra quyết định này nhé.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Lễ khai giảng năm học mới

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Lễ khai giảng năm học mới

SVVN - Sáng ngày 5/9, thầy và trò trên cả nước háo hức dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025, toàn ngành giáo dục gửi gắm nhiều kỳ vọng cho năm học bản lề này. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đến dự và đánh trống tại Lễ khai giảng năm học mới tại trường THCS Giảng Võ (Q. Ba Đình, TP. Hà Nội).