9X phát minh máy đọc tài liệu cho người khiếm thính

9X phát minh máy đọc tài liệu cho người khiếm thính
SVVN - Với mong muốn sẽ giúp ích cho cộng đồng, xã hội, Nguyễn Thanh Trung (năm thứ hai, trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP. HCM) đã sáng tạo ra chiếc máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị theo kiểu máy đọc sách Kindle.

Chiếc máy hữu ích cho người khiếm thị

“Trong lần đến Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Kon Tum, mình gặp được một người bạn khiếm thị. Bạn ấy rất giỏi, đánh đàn hay và rất thích đọc sách. Mình có tìm kiếm một số sách để tặng bạn nhưng nhận ra, sách dành cho người khiếm thị rất ít, ở địa phương thì lại càng ít hơn. Từ đó, mình manh nha ý tưởng về việc cần phải làm một điều gì đó giúp đỡ người khiếm thị. Và mình đã nghĩ ra phương án giúp họ có thể đọc sách, tài liệu một cách dễ dàng,theo kiểu máy đọc sách Kindle”, Thanh Trung chia sẻ.

Là cậu học sinh THPT, với kiến thức và kinh nghiệm không nhiều, để hiện thực hóa ý tưởng đó, Thanh Trung gặp không ít trở ngại. Sau đó, Trung đã mời Lê Nguyễn Ngọc Thạn làm chung, với mong muốn tiến độ công việc sẽ nhanh hơn. Thầy cô trong trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành cũng rất nhiệt tình giúp đỡ và động viên học trò. Thầy Hồ Hữu Sơn (giáo viên hướng dẫn), vốn rất tâm huyết với các dự án sáng tạo kỹ thuật, luôn sát cánh cùng Thanh Trung và Ngọc Thạnh.

Với chất liệu nhựa đơn giản, gọn nhẹ, máy đọc tài liệu cho người khiếm thị có hình chữ nhật, bề mặt rộng khoảng 27x17cm, mặt trên đục các lỗ cho vừa các đầu ngón tay để giúp người khiếm thị cảm nhận chữ nổi. Máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị được hai bạn trẻ xây dựng trên bo mạch xử lý ardunio, lập trình với ngôn ngữ C và C++, công dụng đọc các văn bản trên máy tính và xuất ra dưới dạng bảng chữ Braille, giúp người sử dụng lưu trữ văn bản trong USB và đọc bằng cách nhận bằng tay trên bề mặt máy. Chiếc máy này giúp người khiếm thị dễ dàng tiếp xúc hơn với các tài liệu, sách, báo... Đây là một bước tiến mới so với các sách báo được in ra dành cho người khiếm thị và sách nói - khá khó tìm và hạn chế về chủng loại cũng như số lượng. Sáng tạo hữu ích của Thanh Trung và Ngọc Thạnh đã góp phần hỗ trợ cho việc học tập của người khiếm thị. Điều đặc, chi phí dành cho chiếc máy đọc tài liệu này khá thấp, chỉ khoảng 600.000 đồng/chiếc.

9X phát minh máy đọc tài liệu cho người khiếm thính

Nguyễn Thanh Trung (thứ hai, từ trái sang) và Lê Nguyễn Ngọc Thạch (ngoài cùng, bên trái) tại Triển lãm quốc tế IEYI 2018.

Giành nhiều giải thưởng sáng tạo

Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 13. Trong đó, sản phẩm “Máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị” của hai học sinh tỉnh Kon Tum giành giải Nhất. Sản phẩm trí tuệ của Nguyễn Thanh Trung và Lê Nguyễn Ngọc Thạch, học sinh lớp 12 (năm học 2016 - 2017), trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chiếc máy của hai bạn trẻ được thầy cô khuyến khích tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh Kon Tum lần thứ 9 (năm học 2016 - 2017) và giành giải Nhất. Sau đó, hai bạn lại tiếp tục giành được giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo khoa học và kỹ thuật do Bộ GD - ĐT tổ chức năm 2017.

Vừa tham gia Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ (IEYI) năm 2018, tại Ấn Độ, với giải Đồng mang về, Thanh Trung tâm sự: “Mình cảm thấy rất may mắn và vinh dự khi được đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi cấp quốc tế và đoạt giải tại Ấn Độ. Tham gia cuộc thi lần này, mình được mở mang tầm mắt. Bởi ngoài kia còn rất nhiều bạn trẻ tài năng, đam mê khoa học trên khắp thế giới. Qua cuộc thi, mình tìm thấy động lực to lớn để tiếp tục phấn đấu, kết bạn với bạn bè quốc tế, trau dồi khả năng ngoại ngữ và học được nhiều điều thú vị”.

Theo Báo Sinh Viên Việt Nam số 49
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.